Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Dân xót ruột lắm !

NẠN XE CÔNG ĐƯA ĐÓN CÁC QUAN
.
.
Thứ Sáu, 23/10/2015 - 19:37

40.000 xe công tiêu tốn gần 13.000 tỷ đồng ngân sách mỗi năm

Dân trí: Theo tính toán của Bộ Tài chính, một xe công trung bình mỗi năm sẽ tốn chi phí khá lớn trong bối cảnh ngân sách còn nhiều khó khăn, vào khoảng 320 triệu đồng/năm. Như vậy, ước tính mỗi năm, 40.000 xe công sẽ tiêu tốn khoản tiền ngân sách lên tới 12.800 tỷ đồng.
 >> Siết xe công, ngân sách bớt chi ngàn tỷ
 >> Siết chặt mua sắm xe công
 >> Xe công, quà biếu lại làm “nóng” nghị trường

alt
(Ảnh minh hoạ).
.
Báo cáo của Bộ Tài chính tại buổi họp chuyên đề tháng 10 về chính sách quản lý xe ô tô công cho biết, số lượng xe công của Việt Nam hiện lên tới 40.000 xe, chưa bao gồm xe tại các đơn vị vũ trang nhân dân, doanh nghiệp nhà nước.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, một xe công trung bình mỗi năm sẽ tốn chi phí khá lớn trong bối cảnh ngân sách còn nhiều khó khăn, vào khoảng 320 triệu đồng/năm/xe, bao gồm cả chi phí trả lương lái xe, chi phí hao mòn, sửa chữa, xăng dầu… Như vậy, ước tính mỗi năm, 40.000 xe công sẽ tiêu tốn khoản tiền ngân sách lên tới 12.800 tỷ đồng…
-------------------------------
Lời bình
.
Hình thành những đầu chỏm tập đoàn ăn hại phá nát cái đất nước này ! Đây mới tính khoản xe hàng ngày đưa đón các quan, chưa nói đến nhà công vụ, ngao du nước ngoài, nghỉ mát nói chung và chăm sóc sức khỏe theo chế độ đặc biệt, bao gồm hàng ngũ giáo sư bác sĩ, thuốc men, trang thiết bị nơi tĩnh dưỡng đối với cán bộ cao cấp nói riêng. Chỉ tính khoản chi phí cho 40.000 xe công đưa đón các quan trong năm cũng đã bằng 1/9  GDP cùng năm của tỉnh Thanh Hóa 3,5 triệu dân (ước tính theo cách: GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 đạt 2.028 USD x tỷ giá 21.400 VNĐ/1USD = 43.400.000 VNĐ/người x 3,5 triệu dân của tỉnh Thanh Hóa = 142.000 tỷ VNĐ (tính chẵn) / 12.800 tỷ VNĐ chi phí cho số xe trên).
   Các người đã làm gì ích nước lợi dân mà đặc quyền đặc lợi như thế ? Theo TS Lê Đăng Doanh, "ngay cả các quốc gia giàu có như Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ cũng không có chế độ xe công đưa đón như Việt Nam. Trong khi đó, tại Việt Nam, ngay chủ tịch liên minh hợp tác xã của tỉnh hay ông giám đốc sở cũng có xe công đưa đón riêng".
    Các người ăn xài vừa thôi, để dân kiếm miếng cho bõ công tin tưởng theo sau các người ! Các người hãy động lòng thương xót khi nhìn thấy một số ít hình ảnh dưới đây trong hàng nghin cảnh tượng xót xa như thế ở thời đất nước được gọi là “đổi mới”:
.
Trong số những trường học và con đường gắn bó với học sinh vùng sâu vùng xa
.
alt alt
alt alt
alt alt
.
altalt
Nhà dân (ảnh trên), nhà mẹ liệt sĩ (ảnh dưới)
alt

.
.
<Nhà Mẹ liệt sĩ Phạm Thị Vượng, 90 tuổi ở xã Phái Nam, huyện Thạch  Hà, Hà Tĩnh đến thời điểm cuối 2014) 
.

.
.
.

.
.

.
Mong các “đầy tớ của dân” mở to mắt mà xem !
.
25-10-2015
Lê Khả Sỹ
-------------------

* Tin và ảnh: nguồn Internet – các báo chính thống đã đăng, cần thì xin dẫn.

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Lẽ thường

NHAN SẮC CHỈ MỘT THỜI !

Đau xót trước kết cục bi thảm của các “nữ hoàng sắc đẹp”

Dân trí: Câu nói “hồng nhan bạc phận” không chỉ chính xác với nhiều người đẹp Á Đông và ngay ở phương Tây cũng có rất nhiều nhan sắc nổi tiếng phải gánh chịu một kết thúc bi thảm.


Kết quả hình ảnh cho Đau xót trước kết cục bi thảm của các “nữ hoàng sắc đẹp”
Kết quả hình ảnh cho Đau xót trước kết cục bi thảm của các “nữ hoàng sắc đẹp”

Joyce McKinney hồi đi thi Hoa hậu…
Một trong những bê bối lớn nhất lịch sử các cuộc thi sắc đẹp là tại cuộc thi Hoa Hậu Mỹ 1977, thí sinh lọt vòng chung kết Joyce McKinney bắt cóc bạn trai cũ Mormon Kirk Anderson. Joyce thậm chí còn trói Kirk trên giường và ép buộc quan hệ tình dục. Tuy nhiên, ở thời điểm đó các đạo luật liên quan đến tấn công tình dục cho rằng, phụ nữ không thể cưỡng dâm đàn ông nên Joyce McKinney may mắn thoát tội.
Hoa hậu Mỹ Xuân, một trong những hoa hậu bán trôn giá cao bị tóm
-----------------------------
Thiện tâm là vĩnh cửu
Nhan sắc chỉ một thời !
Xuân xanh như ánh sáng của trời
Theo giờ khắc sớm, trưa, chiều, tối
Sớm rực hồng, không thể nào rực mãi
như hoa phù dung sớm nở tối tàn…

Đàn bà không biết sống bởi thiện tâm
Lấy nhan sắc làm con mồi nhử
Để kinh doanh bằng “vốn mình tự có”
Vốn teo rồi, bi thảm lẽ đương nhiên !

Đã teo tóp nhăn nheo, dù hở dưới phơi trên
Chẳng ma nào thèm ngó đến
Thì lấy đâu ra tiền mà đếm
Mà tôn cao cuộc sống xa hoa ?

Hoa hậu, diễn viên, người mẫu đã về già
Khó mà bằng tạp nham hàng hóa
Để khuyến mại, bán kèm, giảm giá
Vì nằm ngoài danh mục kinh doanh
Thằng cha nào cũng phải giữ mình
Mắc lừa là toi
          Luật Bảo vệ người tiêu dùng
                                    không can thiệp (!)

Nhan sắc hết thời là chịu chết
Biết kêu ai, ai thương xót mà kêu !
Bởi một thời vênh vênh váo váo
Chẳng coi ai ra chi, chỉ biết tiền nhiều.

Người mẫu nghiệp dư cũng coi thường cảnh sát
Hoa hậu chui cũng mắng chửi cụ già
Anh hùng giáo sư cũng không nể mặt
Lợi dụng danh, mang hôn đến tận nhà
Để trẻ con nó cười trêu cụ:
“Già phần trên, phần dưới chẳng chịu già” (!)

Không chỉ riêng xứ Tây, xứ ta
Xứ nào, thời nào cũng vậy
Nữ hoàng sắc đẹp kia, người đời đã nói
Chẳng hồng nhan cũng bạc phận, lẽ thường !

18-10-2015

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

Bài trên mạng

Mình khác người

 Hình ảnh Bức xúc con gái đánh mẹ đẻ gãy tay số 1 Đứa cháu mất nhân tính sát hại bà Nguyễn Hữu Huynh trước vành móng ngựa

Mình "hiếu thảo" khác người ta
Con đánh mẹ, cháu đánh bà, giết ông
Nhờ thấm đỏ "máu anh hùng"
Nên tình nghĩa cứ lạnh lùng trôi đi...
-------------
Thứ sáu,09-10-2015-10:22

Cảm động bức ảnh tân cử nhân quỳ gối trước xe rác của cha

Dân trí Bức ảnh chàng trai trẻ quỳ gối trước xe rác của cha được lan truyền trên mạng Internet khiến người xem vô cùng cảm động: Sau khi tốt nghiệp trường đại học danh tiếng Chulalongkorn của Thái Lan, cậu con trai Kalangnalong quỳ gối cảm tạ cha trước chiếc xe chở rác mà nhờ đó người cha đã kiếm tiền để con ăn học.

Nhiều năm nay, người cha của Kalangnalong đã làm việc với chiếc xe chở rác này để giúp con trai thực hiện được giấc mơ đại học của mình.
alt
Chàng tân cử nhân Kalangnalong chia sẻ rằng, khi còn nhỏ, đôi khi anh cảm thấy xấu hổ khi cha mình làm công việc chở rác. Và anh thường tự hỏi tại sao cha mình lại không thể như những người khác, như những ông bố ăn mặc lịch sự khác. Đến khi lớn lên, anh mới dần hiểu được tấm lòng của người cha...
Kalangnalong cho biết anh dự định nhập ngũ, nhưng anh không qua nổi bài kiểm tra. Và khi anh được tin mình đã đỗ đại học, người cha đã không ngăn nổi những giọt nước mắt hạnh phúc.
alt
Mới đây, khi nhận bằng tốt nghiệp đại học danh tiếng Chulalongkorn, Kalangnalong đã đi đến chiếc xe chở rác của cha, quỳ mọp xuống đất để cảm tạ người cha đã vất vả bao ngày để nuôi con ăn học. Hình ảnh cảm tạ của chàng cử nhân Kalangnalong đã gây xúc động cho đông đảo cư dân mạng khi được ngắm bức ảnh và nghe câu chuyện về hành trình đến tấm bằng đại học này.
Thành lập năm 1917, Đại học Chulalongkorn là trường đại học cổ nhất Thái Lan và đã từ lâu được xem là một trong những trường danh tiếng nhất Thái Lan. Được xem như trường tốt nhất và tuyển chọn nhất Thái Lan, trường này là nơi thu hút các học sinh giỏi hàng đầu Thái Lan.
Xuân Vũ
Theo seewebnew.com

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

Phóng sự

Nguồn vui
trên tuyến đường gian khó

Sương giăng đỉnh núi, nước in bóng trời
Nhớ về đường sắt phía Tây
Con người con tàu chịu thương chịu khó !

Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai, gần 300 km ; đoạn từ Văn Phú đến Lào Cai do Công ty TNHHMTV QLĐS Yên Lào quản lý 162 km chính tuyến + 12 km đường nhánh vào mỏ Apatit Pom Hán. Từ khi phục hồi Đs Việt Nam sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, được mệnh danh là tuyến đường khổ ải. Đường sắt phần lớn chạy men theo chân núi và trên bờ sông Hồng, có hàng trăm đường cong bán kính nhỏ và cầu cống qua suối ; không mấy mùa lụt bão “tha cho tuyến này” khỏi sạt lở đất đá lấp kín đường ! Nhưng đường sắt Hà Nội – Lào Cai nói chung và ĐS Yên Bái – Lào Cai (thường gọi ĐS phía Tây) là một trong những tuyến đường giữ được an toàn chạy tàu, ít xẩy ra tai nạn do chủ quan. Các hệ công tác: cầu đường, thông tin tín hiệu, đầu máy toa xe, nhà ga, vận dụng tàu và cơ sở dịch vụ hậu cần liên kết chặt chẽ, thực thi nhiệm vụ như một guồng máy vì sự bình yên của những đoàn tàu đi ngược về xuôi.

Nghe rồi muốn tận mắt nhìn thấy, tôi làm cuộc hành trình lang thang trên tàu dưới ga, đến cầu đường, thông tin tín hiệu…chỉ ba đêm ba ngày với bộn bề cảm nhận buồn ít vui nhiều.
* Tối chủ nhật 27-9-2015, lên chuyến tàu SP1 của trạm Tiếp viên ĐS Hà Nội do Trưởng tàu Đỗ Đức Phóng điều hành. Hôm nay khách không đông, nhìn thấy các tiếp viên giúp đỡ khách lên tàu tận tình, nhất là các cụ già, tôi cảm động nhưng đáng tiếc đang ở khoảng cách xa, không kịp ghi vào ống kính. Những hình ảnh như thế không ít, cả những tàu khác như  LC4, YB2  của trạm tiếp viên ĐS Yên Bái lúc tôi trở về…Lần này tôi cảm thấy tàu chạy êm hơn cách đây nửa năm tôi ngược Lào Cai. Anh Trưởng tàu cho biết toàn tuyến mới lắp ray 50 kg/m thay cho ray 43kg/m nên êm và công tác điều hành chạy tàu cũng thanh thoát, luôn bảo đảm đúng hành trình theo biểu đồ.
* Sáng thứ hai 28-9-2015, hơn 5 giờ đến ga Lào Cai, đạt yêu cầu của tôi cần đến ga sớm để được nhìn thây các anh chị họp giao ban đầu ngày. Xuống ga thì trời mưa như trút nước, tôi gọi anh Điêu Khắc Minh, Giám đốc chi nhánh Khai thác ĐS Lào Cai, anh  cho người cầm ô ra để tôi có cái che mưa đi vào ga hơn trăm mét. Vào đến ga, một hình ảnh đập vào mắt tôi gần như xóa nhòa hưng phấn trên suốt hành trình Hà Nội lên đây khi nhìn thấy hai chị nhân viên và anh bảo vệ đang cầm chổi, còng lưng “đẩy” nước trong phòng làm việc ra sân. Tôi hỏi: Nước mưa hay vỡ đường ống xả các bạn ? Nước mưa bác ạ - anh bảo vệ trả lời. Tôi nhìn xuyên suốt hành lang tầng trệt thì đều có nhiều nước trên hè chảy vào nhà. Ngước nhìn lên thấy cái trần vòm trang trí trước cửa hơi quái dị, tạo thành cái “phễu” hứng nước mưa vào nhà, còn mái phụ che hè cũng được vo tròn cạnh nên nước không rơi thẳng đứng, chẳng là cái “phễu” hứng mưa thì cũng “dẫn đường” cho nước chảy xuống sát tường, sát cửa ra vào, cộng thêm ngọn gió lất phất là đi trong thềm vẫn phải che ô (ảnh dưới). Liên tưởng đến cái mái che ở ga Vinh chỉ che nắng lúc trưa, che mưa khi không có gió, tôi thầm nghĩ, bệnh dốt kinh niên của những “nhà thiết kế” ở Cty Tư vấn thiết kế ĐS nó đã thành mạn tính ! Lại nữa, một cái nhà ga đồ sộ như thế, tiêu tốn nhiều tỷ như thế và quỹ đất còn dư thừa mà chỉ đơn thuần đón tiễn khách đi tàu, không nghĩ tới khu vực tạm trú cho các tổ tàu và phòng khách nội ngành ; cán  bộ cấp trên xuống công tác, cán bộ các trạm, các ga của hai chi nhánh về họp nếu ở qua đêm thì phải ra khách sạn, mỗi phòng một đêm ba bốn trăm nghìn đồng. Có lẽ, các “nhà thiết kế” không tham khảo đơn vị sử dụng nên không biết yêu cầu thực dụng của công trình để kết hợp (?)

“Phễu mẹ phễu con” phát huy hết tác dụng hứng mưa

Khách trong phòng đợi, co cụm về phía ngoài tránh mưa hắt

Đúng 6h,15 tôi được Kỹ sư Quang, phó Trưởng ga mời dự họp giao ban cùng các bạn. Được biết, giao ban hàng ngày là quy chế của ngành từ xưa đến nay, kể cả ga hạng 4 cũng phải thực hiện đầy đủ ! Kỹ sư Điêu Khắc Minh, Giám đốc chi nhánh Khai thác ĐS Lào Cai trao đổi với tôi: Ngoài họp giao ban đầu ngày, thì ga Lào Cai còn giao ban cuối ngày, kiểm điểm những mục công tác đã đề ra, đã giao nhiệm vụ cho từng bộ phận trong giao ban buổi sáng. Hàng tuần tổ chức họp giao ban cả hai hệ theo văn bản chỉ đạo của Giám đốc chi nhánh Khai thác và Giám đốc chi nhánh Kinh doanh để giải quyết những việc liên quan, nhằm bảo đảm an toàn chạy tàu và phục vụ hành khách được tốt hơn. Từ khi chia tách hai hệ công tác cùng làm việc, sinh sống trong một ga, chưa hề có chuyện xích mích lời ra tiếng vào, vẫn như trong một nhà, chung một nồi. Đây là điều đáng mừng !

Ga họp giao ban đầu ngày

Vào phòng Bảo vệ nhà ga thấy nhiều giấy khen, bằng khen, tôi lân la hỏi chuyện anh Đội trưởng, anh cho biết nhiều năm liền Đội được công nhận đơn vị xuất sắc của Ga và được cấp trên khen thưởng. Ở đây không có tình trạng trộm cắp, phá phách, là địa bàn yên ổn vào hàng nhất nhì của tuyến. Tôi hỏi: hệ số lương các anh chỉ nhỉnh hơn nhân viên phục vụ trên tàu, thế mỗi tháng có được 4 triệu bỏ túi không ? Được bác ạ. Vậy là tốt, xin chúc mừng !

Đội trưởng (phải) giao nhiệm vụ cho kíp trực

Làm việc ở Lào Cai khoảng ba giờ đồng hồ, tôi lại lên tàu về xuôi. May mắn được biết ngày hôm sau sàng cầu Kíp ở khu gian Bảo Hà – Thái Văn, tôi liên hệ với anh Nguyễn Xuân Quang, phó Giám đốc Cty TNHHMTV QLĐS Yên Lào, anh cho biết đây là công trình đại tu cầu, một công việc chưa bao giờ Cty đơn phương thực hiện. Thế là tôi xuống ga Bảo Hà, ở lại với anh em cung đường, sáng hôm sau cùng các bạn ngược lên cầu Kíp.

* Ngày 29-9-2015, từ 5 giờ sáng, các anh đã có mặt tại hiện trường, kiểm tra lại công việc chuẩn bị chiều hôm trước. Kỹ sư Nguyễn Xuân Quang nói: Hôm nay bác sẽ thấy chúng em sàng cầu nhé ! Chúng em chỉ làm theo phương pháp thủ công truyền thống thôi, không hiện đại như kỹ thuật Nhật Bản đâu. Ngoài kỹ sư Nguyễn Chí Thịnh, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Cty TNHHMTV QLĐS Yên Lào, Ủy viên BCH Đảng bộ Tổng Cty ĐSVN, còn có ông Tuấn, phó Trưởng ban kế hoach-kinh doanh Tổng Cty ĐSVN, ông Tuân, Trưởng phân ban Kết cấu hạ tầng ĐS khu vực I đến hiện trượng giám sát. Anh Minh Trưởng ga Bảo Hà cũng có mặt tại hiện trường từ đầu đến cuối. Sự quan tâm của các vị lãnh đạo chứng tỏ tầm quan trọng của cái công việc mà theo phó Giám đốc Quang, Kỹ sư cầu ĐS lão luyện gọi là “mới mẻ”. Tôi cũng hồi hộp chờ xem để ghi hình ảnh vào ống kính, những tấm ảnh, những đoạn fim sàng cầu hôm nay cũng là mới mẻ đối với tôi. Nhưng vào cuộc mới biết “họ làm như chơi, họ chơi như làm”. Thì ra, khối trí tuệ đa năng, sở trường đa hệ của cán bộ, công nhân đường sắt Yên Lào đáng khâm phục !
    Cầu kíp ở lý trình km 142+735, có chiều dài 13,4m, trước là dầm thép, nay thay bằng dầm bê-tông cốt thép do Cty sản xuất được kiểm định đạt chuẩn.
  
Hình ảnh trực tiếp
(Trong số ảnh dưới đây, có ảnh trích đoạn trong fim):
.
Ông Giám đốc Nguyễn Chí Thịnh và ông phó Giám đốc Cty Nguyễn Xuân Quang trao đổi

Từ trái sang: Giám đốc Thịnh, Trưởng ga Bảo Hà, đội trưởng
Cầu đường Bảo Hà

Trên cầu cũ, hàng đứng trước từ trái sang: Nguyễn Xuân Quang, …
Nguyễn Chí Thịnh (quần áo đen thứ ba) kiểm tra công việc
.
Kỹ sư Nguyễn Xuân Quang kiểm tra (cạnh người áo trắng) dưới gầm cầu
Từ trái sang: Nguyễn Xuân Quang (thứ hai), Nguyễn Chí Thịnh (thứ tư)
Kiểm tra chi tiết trên thực địa

Đang sàng, vừa đẩy cầu cũ ra vừa kéo cầu mới vào bằng cách quay ròng rọc
cho cầu  di chuyển trên giàn đỡ bằng thép

Cầu cũ đã ra khỏi vị trí cũ

Cầu mới đã vào vị trí theo thiết kế
(ảnh trên và dưới)

Nối liền ray đường – cầu

Chỉnh, chèn sơ bộ

Kiểm tra kết cấu

Chèn đường hoàn thiện

Chuyến tàu hàng đầu tiên qua cầu an toàn tuyệt đối (dẫn đường)

Hoàn thành công việc, trả đường trước 15 phút. Theo Giám đôc Nguyễn Chí Thịnh, chỉ cần dẫn đường ba chuyến tàu qua, sẽ cho chạy tốc độ bình thường. Đây là thành công đáng ghi nhận. Chứng minh rằng, nếu Cty TNHHMTV QLSĐS Yên Lào được trúng thầu đại tu cầu thì chẳng những về mặt kỹ thuật, mà mọi phương diện như  sản xuất dầm bê-tông cốt thép cùng một số phụ kiện đơn giản, tổ chức thi công…rất đáng tin cậy !

* 30-9-2015, đến với trung tâm Thông tin tín hiệu ĐS Yên – Lào, một đơn vị cắm trụ quản lý tuyến đường dây 162 km, phần lớn băng qua rừng núi, với 83 CBCNV, trong đó có 12 cán bộ qua đại học, một chi bộ 22 đảng viên, đã 4 năm liền được công nhận là chi bộ vững mạnh và năm 2014 được Đảng ủy khối Doanh nghiệp TW tặng bằng khen. Với thiết bị còn hạn chế về kỹ thuật, nhưng việc bảo đảm thông suốt liên lạc cho chỉ huy chạy tàu và phục vụ công tác nội ngành đứng vào hàng xuất sắc ! Kỹ sư Nguyễn Ngọc Hải, Giám đốc Trung tâm. Ủy viên BCH đảng bộ Công ty Thông tin-tín hiệu ĐS Hà Nội, cho biết: Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, công tác vất vả nhưng tất cả anh chị em đều vui vẻ, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, chưa bao giờ xảy ra mất đoàn kết nội bộ, thắc mắc khiếu nại lên cấp trên. Đó là điều tôi tâm đắc nhất trong đoạn viết này.

Ghé thăm chi nhánh Kinh doanh ĐS Yên Bái, qua các phòng làm việc và nơi ăn ở thấy khang trang lắm. Ngôi nhà này hiện thuộc về ĐS do Tổng Cty ĐSVN được tỉnh Yên Bái cho thuê dài hạn hay mua đứt bán đoạn gì đó, người ở đây không biết ; nó nguyên là nhà khách của xí nghiệp Đầu máy Yên Lào từ thời Tổng Giám đốc Đoàn Văn Xê xây dựng, nhưng về sau tổ chức chia năm xẻ bảy, “nửa chồng đằng tây, nửa vợ đằng đông”, nhà khách thành tụ điểm “mát xa hóa ra mát gần”, sai mục đích sử dụng nên tỉnh Yên Bái quyết định thu hồi, ĐS mất trắng, tính ra khoảng 14 tỷ VNĐ ! Nay có lẽ  nhờ Tổng Giám đốc Trần Ngọc Thành từng công tác ở Yên Bái mới thuyết phục được các vị lãnh đạo tỉnh. Dù mua hay thuê thì cũng cứu vãn được tình thế ĐS thiếu nhà làm việc và cái quan trọng hơn, như có người nói khôi hài là giữ lại được chút hơi ấm của Đường sắt thời hoàng kim mà thấm dần thấm sâu nỗi đau đáu xót xa  “nhà của mình tặng bạn để bạn bán cho mình” (!)

Trước khi về xuôi, tôi  gặp tổ tàu LC 3-4 thuộc Trạm Tiếp viên ĐS Yên bái. Một trong những tổ tàu luôn bảo đảm toàn chạy tàu, an toàn hành khách, hành lý và phục vụ tốt. LC 3-4, ngoài đoạn Hà Nội – Yên Bái đỗ một số ga, thì từ Yên Bái – Lào Cai tàu đỗ tất cả các ga, điều hành, quản lý khá phức tạp, nhưng Trưởng tàu lại không nằm trong diện lương 8 triệu / tháng như Trưởng tàu xuyên Việt.
.
Tổ tàu LC3-4 thuộc trạm Tiếp viên ĐS Yên Bái, lên ban

Tôi đưa chuyện lương nhà tàu, hỏi: Các bạn có gì thắc mắc không ?  Trưởng tàu Nguyễn Quang Sáng nói: Chúng cháu thấy từ khi các bác cải tổ, đồng lương có tăng ; việc lương Trưởng tàu khách tuyến bắc –nam khác với tàu địa phương có lẽ do còn khó khăn về kinh phí, chúng cháu cứ lo làm tròn nhiệm vụ, khi nào được tăng thì hoan hô, chưa thì thông cảm khó khăn chung của ngành bác ạ ! Tôi đùa: cậu nói như lãnh đạo, nhưng lại mừng bởi có những người lao động biết thế nào là hơn, là mới và biết cảm thông với những người “đứng mũi chịu sào” không phải dễ dàng nhanh chóng khắc phục được mọi hậu quả.

Vẫn khổ đường 1m nhưng đến nay đã lắp toàn bộ ray 50kg/m thay cho ray 43kg/m và bổ sung một số thiết bị thông tin tín hiệu, nên tàu chạy êm hơn, chỉ huy chạy tàu khá thanh thoát, tàu chạy đúng giờ, so với trước thì năng lực vận tải được nâng cao rõ rệt. Theo kế hoạch, các đơn vị đang tiếp tục hoàn thành công việc đại tu một số cầu đã quá cũ. Chắc cuối năm 2015, tuyến đường này về mặt kỹ thuật chỉ còn thua đường khổ rộng 1,435m và hy vọng nó sẽ phát huy tác dụng tốt hơn nữa !

Hà Nội, 03-10-2015
Lê Khả Sỹ