Kính báo cùng bạn đọc
.
Hiện nay các trang mạng của Lê Khả Sỹ hoạt động bình thường:
http://lekhasy.vnweblogs.com
http://holam.vnweblogs.com
http://lekhasy2010.blogspot.com (giao diện màu xanh)
http://lekhasy2015.blogspot.com mới lập thêm (giao diện màu da cam)
Kính mời quý bạn đọc ghé thăm, trao đổi.
Lê Khả Sỹ. đt: 01656538236-
-----------------*------------------
HẬU HỌA KHÔN LƯỜNG !Hiện nay các trang mạng của Lê Khả Sỹ hoạt động bình thường:
.
Công viên Nghĩa trang An Viên Vĩnh hằng Đồng Nai
tổng vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng, xây dựng trên 300 ha đất
.
Con
người khi chết rồi, phổ biến trên toàn cầu là xác chôn xuống đất ; về
khái niệm thì coi phần “linh hồn” vẫn tồn tại trong vũ trụ, dù chưa ai
thấy nó như thế nào. Trước đây ở một số nước, việc thiêu xác chỉ dành
cho Vua Chúa và các bậc Vĩ nhân với nghi lễ long trọng, bây giờ thì hầu
hết các nước có chủ trương vận động thiêu xác. Bởi con người không thể
mất đi trên Trái Đất mà ngược lại, càng phát triển ; không có sự cân
bằng giữa con số sinh ra với con số chết đi. Lục địa không thể “nở
phình” ra mà “teo tóp” dần do sự xâm lấn của biển là cái chắc ; sự phát
sinh đảo giữa biển không thể bù lại diện tích của lục địa bị biển xâm
lấn và lụt lội xói lở. Như thế là tình trạng thiếu đất canh tác không
thể nào tránh khỏi. Nó khác với việc bố trí nơi ở cho người sống, đất
chật thì chiếm khoảng trời mà làm nhà nhiều tầng, người chết không thể
chôn tầng trên đè lên tầng dưới, nhưng xem ra số người hưởng ứng chủ
trương này chưa đáng kể, trong đó có Việt Nam.
.
Cái lợi và cái hại
.
- Nếu
chôn, đã coi linh hồn tồn tại trong vũ trụ, người ta vẫn quan niệm xác
của nhân thân đang nằm dưới mộ, nên xây phần trên mộ cái chỗ thờ cúng,
tưởng càng hoành tráng càng làm vui lòng người chết. Nhưng không biết
cái chỗ ấy là nơi chứa uế tạp trần tục khó lường hết, khó nói hết ra
đây, trái ngược với sự cao sang thanh khiết từ khái niệm “linh hồn” tồn
tại trong vũ trụ, mà người ta thường gọi là miền Tây phương Cực lạc !
Chưa nói vạn vật đổi thay, biết đâu đến một lúc nào đó chẳng có ai thắp
hương cho các Cụ ; với những bậc vĩ nhân, biết đâu hậu thế cần khảo cổ
lại đào lên làm vật chứng nghiên cứu thì lăng tẩm chẳng còn mà xương có
khi cũng bị nghiền nát (!) Hơn nữa, đã là cõi âm thì trang nghiêm yên
tĩnh, làm sao lại có chuyện cho âm dương lẫn lộn giữa cảnh công viên bán
mua, ăn chơi, hát hò, hôn hít sờ mò... láo nháo ?
- Nếu
thiêu xác, vừa bảo đảm vệ sinh môi trường, vừa giữ được sự thanh khiết
cao sang của “linh hồn” tồn tại trong vũ trụ. Có người được con cháu
thực hiện di chúc, sau khi thiêu, lấy ít tro cốt rải trên một vùng mà
người đó lúc sinh thời đã gắn bó, yêu thương, cống hiến. Rất có ý nghĩa
nhân văn. Mặt khác, dành được diện tích cho nông nghiệp !
.
Biết nhưng mặc cho “nước chảy bè trôi” hoặc chủ trương vụ lợi
.
Cái lý
hiển nhiên như thê, ai cũng biết nhưng chẳng ai nói và các vua quan chăm
dân trị nước cũng làm ngơ cho tình trạng bán đất xây dựng các nghĩa
trang vĩnh cửu ngày càng phát triển chóng mặt với quy mô rộng lớn ! Bình
quân mỗi nghĩa trang chiếm diện tích khoảng 350 ha đất, hiện nay trên
toàn quốc đã gần một trăm nghĩa trang quy mô như thế đã, đang xây dựng,
dự án đã được phê duyệt và môi giới “lót ổ” đã xong. Đây là phương thức
mua đứt bán đoạn, khác với cho thuê đất. Vì không thể như cho nước ngoài
thuê 50 năm, bảy mươi năm, 90 năm rồi thu hồi. Mồ mả đã xây là vĩnh
viễn, không khế ước nào quy định sau bao nhiêu năm thì phải đào mồ lên
chuyển ra khỏi nghĩa trang để trả lại đất cho Nhà nước ! Cứ đà này tiến
tới theo thời gian, sẽ phát triển thêm bao nhiêu công viên nghĩa trang
vĩnh hằng như thế nữa, đố ai đoán trước ! Cái đập vào mắt mọi người là
đất canh tác teo tóp dần, nỗi lo đổ dồn lên đầu người nông dân ngắn cổ
chẳng dám kêu Trời ! Còn những người có chức có quyền thì chắc là cùng
chung suy nghĩ: một nhiệm kỳ 5 năm, phải tranh thủ ký, hậu họa xảy
ra thì dân chịu, ngăn cấm tình trạng bán đất xây công viên vĩnh hằng
chẳng khác chi tự đậy vung vào mồm (?) Ai thắc mắc: lãnh đạo ngậm miệng ăn tiền thì thanh minh: nói sợ đụng đến "thế giới tâm linh" là qua chuyện.
.
Chiêu bài tinh vi khôn khéo
.
Các đại
gia bất động sản vin vào cái cớ phục vụ “đời sống tâm linh”, nhưng thực
chất là kinh doanh cao tay hơn các đại gia bất động sản khác. Mua đất
giá rẻ, bán phần đất xây mộ giá cao, giá cao ngất ngưởng hơn nữa là xây
thành mộ, thoải mái ra giá, không cơ quan nào can thiệp, mà có can thiệp
thì đấm mõm là xong. Để “đỡ đòn dư luận” cho các chủ bán đất, cái tên
nghĩa trang cũng gán thêm 2 từ “công viên” đứng trước và họ xây bia mộ
hoặc bàn thờ Võ Nguyên Giáp, đắp tượng Hồ Chí Minh, xây nhà bia các anh
hùng liệt sĩ…họ chẳng thiệt chút nào, theo cách “gạo trong thùng bốc ra
nắp”, “lấy xôi làng đãi hàng tổng”, “lấy nước chó chấm thịt chó” công
khai, cái mưu mẹo gian manh hóa thành hảo tâm nghĩa cử (!)
.
Là nông
dân, chẳng ai không lo khi nhìn những đơn cử loại hình với diện tích đất
bị bán cho xây dựng nghĩa trang vĩnh hằng dưới đây:
Những loại hình đơn cử
.
Nghĩa trang Thiên Đức, Phú Thọ (ảnh trên và dưới)
.
Nghĩa trang vĩnh hằng ở Hà Nội
.
Ngôi mộ đại gia giá hàng chục tỷ VNĐ
.
Đủ mọi kiểu cách hoành tráng
.
Với kinh
phí hàng trăm nghìn tỷ VNĐ, ai cũng tính được 15% hoa hồng là bao nhiêu
cho bọn quan tham ký duyệt chia nhau bỏ túi. Còn cách độc quyền quản lý
này thì chẳng mấy chốc dải đất hình chữ S dành
riêng cho nghĩa trang vĩnh hằng của các đại gia ngự tọa ! Hậu họa để
lại cho nhiều đời sau là cái chắc và cũng từ đây, xin đừng ba hoa luận
điệu “vì người nghèo” bởi chẳng bao giờ người nghèo có đủ tiền để mua
được phần mộ ở những cái nghĩa trang này !
.
09-8-2015
==========================================
gá gửi
Liên Xô, tên đầy đủ là Liên bang các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Xô viết (tiếng Nga:
Союз Советских Социалистических Республик, chuyển
tự. Soyuz Sovietskikh Sotsialisticheskikh Respublik
Phát âm tiếng Nga: [sɐˈjus sɐˈvʲetskʲɪx sətsɨəlʲɪˈstʲitɕɪskʲɪx
rʲɪsˈpublʲɪk], viết tắt: СССР; tiếng Anh: Union of Soviet
Socialist Republics, viết tắt: USSR) là một cựu quốc gia có lãnh thổ chiếm
phần lớn châu Âu và châu Á, tồn tại từ 30 tháng 12 năm 1922 cho đến khi chính thức giải thể vào ngày
25 tháng
12 năm 1991.
Các tên gọi không chính thức: Liên bang Xô viết (tiếng Nga: Советский Союз, chuyển tự. Sovietsky Soyuz, tiếng Anh: Soviet Union), Liên Xô.[1]
Sự thành lập quốc gia này gắn liền với quá trình sụp đổ của Đế chế Nga trong Chiến tranh thế giới thứ nhất: cuộc Cách mạng tháng Hai lật đổ chính quyền Nga hoàng và Cách mạng tháng Mười năm 1917 lật đổ Chính phủ Lâm thời của Aleksandr Fyodorovich Kerensky sau đó. Liên Xô hình thành là chiến thắng của những người cộng sản Nga (Bolshevik) đứng đầu là Vladimir Ilyich Lenin trong cuộc Cách mạng Tháng Mười và trong cuộc nội chiến Nga (1918 – 1922).
Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản. Là quốc gia rộng nhất thế giới và sự xuất hiện của nhà nước Liên Xô xã hội chủ nghĩa đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình lịch sử của thế giới. Trong thế kỷ 20, sau khi Liên Xô xuất hiện, mọi sự kiện lớn của thế giới – nhiều hay ít – đều có dấu ấn và chịu ảnh hưởng của Liên Xô.
Liên Xô chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ hai và mạnh lên thành một siêu cường của thế giới. Nửa sau thế kỷ 20 là cuộc đấu tranh giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa (tự gọi là Thế giới tự do) do Hoa Kỳ đứng đầu và phe Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu mà cuộc Chiến tranh Lạnh là đỉnh cao.
Lãnh thổ Liên Xô thay đổi theo thời gian. Gần đây nhất nó giống lãnh thổ Đế quốc Nga, trừ các nước Ba Lan và Phần Lan, ngoài ra còn có Alaska Đế quốc Nga đã bán cho Mĩ trước đó vào năm 1867.
Ở thời điểm 1990, Liên Xô có tổng cộng 15 nước Cộng hòa trực thuộc.
Sự hình thành Liên Xô gắn liền với sự sụp đổ của Đế quốc Nga trong Chiến
tranh thế giới thứ nhất và hoạt động của Đảng
Cộng sản Nga (Bolshevik) do Vladimir Ilyich Lenin đứng đầu.
Vào đầu thế kỷ 20, Đế quốc Nga là một cường quốc ở châu Âu có tiềm lực đất đai và dân số to lớn, nhưng trình độ phát triển kinh tế – xã hội còn rất lạc hậu so với các cường quốc châu Âu khác như Anh, Đức, Pháp... Xã hội ẩn chứa nhiều mâu thuẫn gay gắt không được giải tỏa: xã hội Nga là xã hội chuyên chế độc tài của quý tộc và tư sản lớn, tự do tư tưởng bị bóp nghẹt không làm hài lòng giới trí thức (интеллигенция – intelligentsia), trung lưu thành thị và giới tư sản quý tộc nhỏ; nước Nga lại là nơi có phong trào Marxist cấp tiến mạnh nhất, do Lenin đứng đầu với đảng Bolshevik chủ trương làm cách mạng xã hội chủ nghĩa để xây dựng chủ nghĩa cộng sản.
Những mâu thuẫn trên trong Chiến tranh thế giới thứ nhất không những không được cởi bỏ mà cùng với những thất bại to lớn trong chiến tranh, xã hội Nga đi vào bất ổn. Quốc khố cạn kiệt, nợ nước ngoài cao, lạm phát không kiểm soát được, dân chúng cực khổ, chiến tranh làm phá sản hàng loạt doanh nghiệp gây thất nghiệp đô thị trầm trọng, nạn đói lan tràn tại nông thôn, các tầng lớp nhân dân, binh lính oán ghét nhà cầm quyền và chiến tranh, trong quân đội mâu thuẫn giữa binh lính và tầng lớp sĩ quan quý tộc phát triển thành chống đối. Tháng 2 năm 1917 đã nổ ra Cách mạng tháng Hai: khởi nghĩa vũ trang tại Petrograd đã lật đổ chính phủ Nga hoàng và thành lập Chính phủ Lâm thời của giai cấp tư sản do Aleksandr Fyodorovich Kerensky – một đảng viên của Đảng Cách mạng Xã hội đứng đầu. Chính phủ Lâm thời chủ trương phá bỏ chế độ độc tài chuyên chế, tự do hóa xã hội Nga theo các tiêu chuẩn như các quốc gia châu Âu đương thời, nhưng vẫn chủ trương theo đuổi chiến tranh bên phía Đồng Minh Anh – Pháp đến thắng lợi cuối cùng. Chính phủ cũng tuyên bố đảm bảo quyền lợi của giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp xã hội khác.
Sau Cách mạng tháng Hai, dưới sự lãnh đạo của đảng Bolshevik đồng loạt xuất hiện các tổ chức "hội đồng" (tiếng Nga: совет) hay Xô viết của công nhân, nông dân và binh lính để bảo vệ quyền lợi của chính họ. Thời gian giữa hai cuộc cách mạng là khi hai chính quyền song song tồn tại: chính quyền trung ương là của Chính phủ Lâm thời nhưng các sắc lệnh muốn được thi hành phải có sự chấp thuận của các Xô viết của công – nông – binh. Đảng Bolshevik rầm rộ tung khuếch trương cho cách mạng vô sản với khẩu hiệu "tất cả chính quyền về tay các Xô viết" và kêu gọi binh lính phản chiến làm cách mạng "Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng".
Chính phủ Lâm thời trong thời gian tám tháng tồn tại đã tiếp tục tiến hành chiến tranh với Đức-Áo-Hung, song đã bất lực trong cả nỗ lực chiến tranh và ổn định tình hình trong nước. Sau một loạt thất bại do quân Đức gây ra, quân đội trở nên chán nản, binh lính tan rã không còn tuân lệnh cấp trên, bắt giết sĩ quan và tự động đào ngũ. Các lực lượng bảo hoàng tiến quân về thủ đô để giải tán chính phủ (cuộc hành quân của tướng Kornilov - Корнилов). Chính phủ Lâm thời phải dựa vào tầng lớp công nhân, nông dân để gọi lính, và cũng phần nào do đó mất uy tín vào phía Bolshevik. Nước Nga vào đêm trước của Cách mạng tháng Mười hỗn loạn, chính phủ không còn có thể kiểm soát được tình hình.
Ngày 25 tháng 10 năm 1917 (theo lịch Julius, thời đó Nga còn dùng lịch Julius), tức ngày 7 tháng 11 theo lịch Gregory, Lenin và các đảng viên Bolshevik lãnh đạo các Xô viết làm Cách mạng tháng Mười lập chính quyền Xô viết của công, nông, binh. Sau khi cách mạng thành công, chính quyền lập tức ban hành sắc lệnh về hòa bình, sắc lệnh về ruộng đất và ra khỏi chiến tranh với các điều kiện rất ngặt nghèo của phía Đức (Hòa ước Brest-Litovsk).
Ngay sau Cách mạng tháng Mười, nước Nga rơi vào thời kỳ nội chiến cực kỳ đẫm máu (1918-1922). Hồng quân Xô viết có thành phần chủ yếu là tầng lớp dưới của xã hội, học vấn thấp nhưng có số lượng đông đảo như công nhân, nông dân, cựu quân nhân và một bộ phận cựu sĩ quan của Đế quốc Nga cũ. Phía bên kia là các thành phần thuộc lực lượng bảo hoàng, các đảng phái đối lập, trung lưu thành thị, sĩ quan, một bộ phận nông dân, Cozak... gọi chung là Bạch vệ. Lực lượng Bạch vệ nhận được sự giúp đỡ của các quốc gia tư bản châu Âu để chống lại phe công - nông - binh nổi dậy. Đặc trưng của cuộc nội chiến là tính ác liệt không khoan nhượng. Đến cuối năm 1920 về cơ bản Hồng quân đã giành chiến thắng, quân bạch vệ bị thất bại và mất quyền lực hoàn toàn, thay vào đó chính quyền cộng sản được thành lập trên toàn lãnh thổ còn lại của Đế quốc Nga.
Ngày 30 tháng 12 năm 1922, đại biểu Xô viết đến từ những vùng lãnh thổ còn lại của Đế chế Sa hoàng cũ (trừ Ba Lan, Phần Lan và các nước Baltic) đã nhóm họp và thống nhất quốc hiệu là Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết.
Ngay sau khi Lenin mất (1924), trong ban lãnh đạo đất nước này đã diễn ra cuộc đấu tranh nội bộ quyết liệt do những bất đồng về đường lối xây dựng đất nước, chủ yếu là giữa hai nhóm của Iosif Vissarionovich Stalin và Lev Davidovich Trotsky. Dần dần Stalin thắng thế, nắm vị trí độc tôn trong bộ máy lãnh đạo đảng và nhà nước. Để củng cố vị trí lãnh đạo cũng như giữ vững kỷ cương xã hội, Stalin kiểm soát tất cả cơ cấu quyền lực vào tay mình, dùng trấn áp trong nội bộ đảng, nhà nước và ngoài xã hội để loại bỏ mọi mầm mống bất ổn ngay từ trước khi bộc lộ. Bộ máy Bộ dân ủy nội vụ (NKVD – Народный коммисариат внутренних дел – НКВД) được dùng như công cụ để phát hiện các đối tượng cần phải loại bỏ, từ những nhóm đối lập với Stalin, gián điệp cho tới quan chức tham nhũng, tội phạm hình sự... Sự theo dõi, tố cáo được khuyến khích, đề cao trong nhân dân như một phẩm chất trung thành với đảng và lãnh tụ.
Về mặt kinh tế và xã hội, những năm 1920 – 1930 sau Lenin được đặc trưng bởi việc chấm dứt chính sách kinh tế mới và thiết lập nền kinh tế nhà nước tập trung cao độ theo kinh tế kế hoạch hóa toàn diện. Đất nước đặc trưng bởi sự bao trùm của bộ máy đảng trong mọi chức năng xã hội. Một quá trình to lớn có ảnh hưởng lâu dài của Liên Xô ở thời gian này là việc tiến hành thành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Cho đến nay trong và ngoài nước Nga vẫn còn nhiều tranh luận về sự nghiệp công nghiệp hóa này của Liên Xô trong các thập kỷ 1920, 1930. Kết quả thực tế là Liên Xô đã trở thành một nước công nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới trong một thời gian rất ngắn, và điều này là nền tảng kinh tế cho chiến thắng của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Mặt khác, công nghiệp hóa với tốc độ và quy mô rất lớn đã đòi hỏi các nỗ lực cực cao của xã hội và đã gây ra các căng thẳng, mất cân đối kinh tế. Thiên tai cùng với việc tập trung các nguồn lực cho công nghiệp hóa tạo nên nạn đói làm chết cả triệu người, nhất là tại Ukraina. Ban lãnh đạo Xô viết đã tiến hành tập thể hóa nông nghiệp ở nông thôn, với mục tiêu xóa bỏ sở hữu tư nhân ruộng đất và biến nền nông nghiệp từ sản xuất gia đình nhỏ lẻ thành nền sản xuất tập trung quy mô lớn (nông trường) để có thể áp dụng cơ giới hóa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp và giảm chi phí nhờ lợi thế quy mô. Tập thể hóa nông nghiệp đã vấp phải sự phản đối dữ dội của tầng lớp địa chủ giàu có (được gọi là Kulak). Để hỗ trợ cho tập thể hóa, Stalin đã cho tiến hành chiến dịch cưỡng bức tầng lớp Kulak rất quyết liệt: toàn bộ tài sản của Kulak bị tịch thu, gia đình họ bị đưa đến những vùng xa xôi hẻo lánh... Sau công nghiệp hóa và tập thể hóa kinh tế, Liên Xô chỉ còn hai thành phần kinh tế nhà nước và tập thể với đặc điểm quản lý tập trung hóa và kế hoạch hóa cao độ.
Đời sống tâm lý xã hội tại Liên Xô trong những năm 1920 – 1930 là kết hợp của hai yếu tố:
Về y tế, nguyên tắc xã hội chủ nghĩa về chăm sóc sức khỏe đã được hình thành ngay trong năm 1918. Chăm sóc sức khỏe được kiểm soát bởi nhà nước và sẽ được cung cấp miễn phí cho mọi công dân, điều này đồng thời là một khái niệm mang tính cách mạng. Điều 42 của Hiến pháp năm 1977 quy định: tất cả công dân có quyền được bảo vệ sức khỏe và truy cập miễn phí đến bất kỳ cơ sở y tế nào ở Liên Xô. Sau cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, tuổi thọ cho tất cả các nhóm tuổi đã tăng lên. Trong giai đoạn 1922-1950, nhờ việc thiết lập hệ thống y tế rộng khắp, tỷ lệ tử vong trẻ em đã giảm nhanh chóng, từ 286,6/1000 trẻ (năm 1913) xuống còn 81/1000 trẻ (năm 1950). Tiêu thụ rượu giảm 2 lần. Tỷ lệ dân số tử vong hàng năm giảm từ 2,91% (năm 1913) xuống còn 1% (năm 1950)[3].
Việc được tiếp cận chăm sóc sức khoẻ và giáo dục miễn phí đã giúp dập tắt các dịch bệnh như sốt rét, dịch tả... và tuổi thọ trung bình của công dân Liên Xô đã tăng lên hàng thập kỷ. Phụ nữ Liên Xô lần đầu tiên được sinh đẻ trong những bệnh viện an toàn, với khả năng tiếp cận chăm sóc trước khi sinh. Chăm sóc y tế rộng rãi và miễn phí được nhìn nhận là sự ưu việt của hệ thống xã hội chủ nghĩa so với hệ thống tư bản chủ nghĩa. Những tiến bộ tiếp tục được thực hiện và vào năm 1960, tuổi thọ trung bình ở Liên Xô đã vượt qua cả Hoa Kỳ[4].
Liên Xô còn thi hành chính sách cấm phân biệt chủng tộc, bảo đảm sự bình đẳng giữa các dân tộc trên lãnh thổ Liên bang Xô Viết và thực hiện nam nữ bình quyền. Chính phủ Liên Xô chi ra những khoản đầu tư lớn để phát triển kinh tế xã hội tại các vùng kém phát triển như Trung Á, Siberia ... nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của các dân tộc chậm tiến tại các vùng này. Liên Xô cho phép phụ nữ có quyền bầu cử trước cả các nước phương Tây đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện để phụ nữ được giáo dục ở bậc cao và tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội.
Với sự hỗ trợ của chuyên gia nước ngoài và sau đó là tự lực trong nước, Liên Xô đã xây dựng được một loạt các tổ hợp công nghiệp khổng lồ ở dọc sông Dniepr, các nhà máy luyện kim như Magnitogorsk, Lipetsk và Chelyabinsk, Novokuznetsk, Norilsk và Uralmash, nhà máy máy kéo ở Volgograd, Chelyabinsk, Kharkov, Uralvagonzavod... và nhiều nơi khác. Năm 1935, Liên Xô đã khởi công giai đoạn đầu tiên của Tuyến tàu điện ngầm Moscow với tổng chiều dài 11,2 km, một công trình hiện đại thời bấy giờ và vẫn được sử dụng cho tới ngày nay[5]. Tới năm 1940, sản lượng công nghiệp của Liên Xô đã tăng gấp 7,7 lần so với năm 1913, bình quân hàng năm tăng 14%. Công nghiệp Liên Xô đã chiếm 77,4% cơ cấu nền kinh tế và chiếm 10% toàn thế giới. Cho đến lúc đó, thế giới chưa từng chứng kiến nhịp độ tăng trưởng nào nhanh như vậy[6]
Tới trước Chiến
tranh thế giới thứ hai, từ xuất phát điểm là Đế quốc Nga (năm 1917) với nền
sản xuất lạc hậu với tổng sản lượng công nghiệp chỉ đứng thứ 6 thế giới, Liên Xô
đã vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp thứ 2 thế giới và đứng đầu châu Âu, vượt qua Anh-Pháp-Đức và chỉ đứng sau Mỹ. Sản lượng công nghiệp
năm 1937 đã tăng gấp 4,5 lần so với năm 1927 (so với năm 1917 thì tăng gần gấp
10 lần) và chiếm 77,4% tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Sản lượng nông nghiệp
tăng 3 lần so với 1927, thu nhập bình quân đầu người tăng 3 lần so với 1927. Nạn
mù chữ vốn chiếm gần 90% dân số Nga năm 1917, sau 20 năm đã cơ bản được thanh
toán. Sản xuất quốc phòng tăng 2,8 lần chỉ sau 5 năm, vũ khí trang bị và trình
độ cơ giới hóa cho quân đội Liên Xô đã đạt tương đương với các cường quốc
khác[8].
Trong lịch sử, nước Anh cần 200 năm để trở thành một nước công nghiệp, nước Mỹ cần 120 năm, Nhật Bản cần 40 năm. Trong khi đó, Liên Xô chỉ cần 18 năm để hoàn thành về cơ bản quá trình công nghiệp hóa của mình. Đây là tốc độ công nghiệp hóa nhanh nhất mà thế giới từng ghi nhận.
Giáo sư Kolesov tin rằng nếu không có các chính sách công nghiệp hóa của Stalin thì Liên Xô không thể duy trì nền độc lập chính trị và kinh tế của đất nước. Giá trị của công nghiệp hóa đã được xác định trước bởi tình trạng lạc hậu về kinh tế và một thời hạn quá ngắn để loại bỏ nó. Liên Xô đã loại bỏ tình trạng lạc hậu của đất nước chỉ trong thời gian rất ngắn là 13 năm (ngay trước khi Đức Quốc xã tấn công Liên Xô), thành quả rất lớn này đã cho phép Liên Xô chiến đấu, và cuối cùng giành chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ hai.[9]
Năm 1939, sau khi Anh-Pháp ký với Đức Hiệp ước München và làm ngơ cho việc Đức chiếm toàn bộ Tiệp Khắc, ban lãnh đạo của Liên bang Xô viết tin rằng Anh-Pháp muốn hướng cỗ máy chiến tranh Đức nhắm vào họ. Phản ứng lại, Liên Xô thay đổi đột ngột chính sách đối ngoại của mình: quay sang hòa hoãn với Hitler. Liên Xô và Đức đã ký hiệp định không xâm phạm lẫn nhau (Hiệp ước Molotov-Ribbentrop) và đi xa hơn nữa hai bên ký biên bản thỏa thuận bí mật (секретный протокол) phân chia ảnh hưởng ở các nước khác. Khi Đức tấn công Ba Lan, phần lãnh thổ Tây Ukraina, Tây Belarusia vốn bị quân Ba Lan chiếm năm 1919 sẽ được quay trở về Liên Xô. Liên Xô có quyền đòi lại những lãnh thổ từng thuộc nước Nga cũ: 3 quốc gia vùng biển Baltic (Estonia, Latvia, Litva), phần đất Karelia (bị Phần Lan chiếm năm 1921) và Bessarabia (Moldova ngày nay) bị România chiếm năm 1920. Đổi lại Liên Xô sẽ trung lập trong chiến tranh giữa Đức và khối Anh – Pháp.
Theo đúng tinh thần của biên bản bí mật, sau khi Đức tấn công Ba Lan gây chiến tranh thế giới (1 tháng 9 năm 1939), Quân đội Xô viết kéo vào Ba Lan, thu hồi lại Tây Belarusia, Tây Ukraina, thu hồi lại vùng Bessarabia lập nên nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Moldavia (ngày nay là Moldova). Năm 1940, Liên Xô sáp nhập ba quốc gia vùng biển Baltic: Estonia, Latvia, Litva và lập nên ba nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa vùng Baltic (ban đầu không được Quốc tế công nhận) và gây chiến tranh chống Phần Lan để thu hồi dải đất Karelia (bị Phần Lan chiếm năm 1921) để lập nên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết tự trị Karelia. Trong Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan (1940) quân đội Xô viết đã bộc lộ những yếu kém, lạc hậu của mình và đó cũng là một nguyên nhân để Hitler tấn công Liên Xô năm 1941.
Ngày 22 tháng 6 năm 1941 nước Đức Quốc xã tấn công Liên bang Xô viết và bắt đầu "Chiến tranh vệ quốc vĩ đại" của Liên Xô (1941 – 1945). Liên Xô tham gia vào khối Liên minh chống phát xít gồm Anh, nước Pháp tự do và sau này là Mỹ, Úc, New Zealand, Canada, Trung Quốc... Quân đội Liên Xô trong giai đoạn đầu 1941 – 1942 đã chịu nhiều thất bại lớn, bị đẩy lùi với tổn thất rất lớn vì những nguyên nhân sau:
Chính phủ Liên Xô đã có những nỗ lực vô cùng to lớn để di chuyển toàn bộ các nhà máy và nguồn lực kinh tế sang các vùng sâu sau dãy Ural và Siberia và thiết lập dây chuyền sản xuất tại chỗ mới, thậm chí ngay trên đất trống ngoài trời. Khoảng 8 triệu thường dân cũng được sơ tán khẩn cấp về phía Đông, xa khỏi đòn tấn công của Đức. Tại nơi ở mới, người dân bắt tay ngay vào sản xuất với những dây chuyền sản xuất được di tản cùng họ.
Chỉ sau một năm, sản xuất đã đạt mức trước chiến tranh và sau đó tiếp tục tăng lên với tốc độ rất cao, người Xô viết đã lao động tự giác, quên mình vì chiến thắng với các nỗ lực rất phi thường. Phần lớn các dân tộc các nước Cộng hòa của Liên bang Xô viết đã đoàn kết hiệp lực tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng cộng sản Liên Xô và lãnh tụ Stalin để đẩy lùi mối họa phát xít.
Quân đội Xô Viết tuy thất bại nặng nề, bị tiêu diệt và bị bắt làm tù binh hàng triệu người nhưng đã chống trả rất kiên cường theo khẩu hiệu "tử thủ" (стоять насмерть) và gây cho quân Đức những tổn thất lớn, khiến đà tiến của Đức chậm dần. Đến cuối năm 1941, họ đã chặn đứng được quân đội Đức quốc xã tại cửa ngõ thủ đô Moskva.
Trong các năm 1942 – 1943, các nỗ lực chiến tranh và kinh tế to lớn của Liên bang Xô viết cộng với sự giúp đỡ của đồng minh Anh – Mỹ trong Liên minh chống Phát xít đã tạo được bước ngoặt cơ bản của chiến tranh bằng các chiến thắng Stalingrad và Kursk. Đến cuối năm 1944, Liên Xô đã giải phóng được toàn bộ đất đai của mình và đánh đuổi quân Đức trên lãnh thổ các nước Đông Âu và Trung Âu và đưa chiến tranh vào chính nước Đức. Tháng 4 năm 1945, quân đội Xô viết công phá Berlin. Nước Đức Quốc xã sụp đổ và đầu hàng.
Ngay sau chiến thắng đối với nước Đức, Liên Xô tham chiến chống Nhật Bản và vào đầu tháng 8 năm 1945, đã dễ dàng đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật tại Mãn Châu. Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện và Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt.
Khi quân Đức tấn công, đã có những dân tộc bất mãn với chính quyền Xô Viết như người Chechen và người Thổ tại Kavkaz, người Tartar ở Krym, người Kozak tại Ukraina và các dân tộc chống Xô Viết khác đã cộng tác với Đức quốc xã và được tham gia các lực lượng như Waffen-SS Đức, lực lượng Don Cossack (Kozak sông Đông)...[10][11][12] Vì lý do này, nhiều dân tộc thiểu số do cộng tác với Đức Quốc xã đã bị trục xuất khỏi quê hương và bị tái định cư cưỡng bức. Trong giai đoạn từ 1941 đến 1948, Liên Xô trục xuất 3.266.340 người dân tộc thiểu số đến các khu định cư đặc biệt bên trong Liên Xô, hai phần ba trong số đó là thành viên của các dân tộc bị trục xuất hoàn toàn dựa trên sắc tộc của họ, hơn một phần mười trong số đó qua đời trong thời gian này.[13] Theo số liệu của Bộ Nội vụ Liên Xô, vào tháng 1 năm 1953, số người "định cư đặc biệt" từ 17 tuổi trở lên là 1.810.140 người, trong đó có 56.589 người Nga.[14]. Theo Krivosheev, có khoảng 215.000 người Liên Xô đã tử trận khi phục vụ trong hàng ngũ quân đội Đức Quốc xã (quân Đức gọi những người Liên Xô phục vụ cho họ là Hiwi)[15]
Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm hơn 20 tới 26 triệu người Xô viết thiệt mạng, 1.710 thành phố, thị trấn và hơn 70.000 làng mạc bị phá huỷ, 32.000 cơ sở công nghiệp, 98.000 nông trang tập thể, nhiều công trình văn hóa của Liên bang Xô viết bị phá huỷ, hơn 25 triệu người mất nhà cửa. Tổng cộng, Liên Xô mất gần 30% tài sản quốc gia và gần 1/8 dân số. Các trận đánh như Trận Moscow, Trận Stalingrad, Trận Kursk, Chiến dịch Bagration là những chiến dịch có quy mô, sức tàn phá và số thương vong ghê gớm nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Dù vậy, mỗi người dân Liên Xô đã có những nỗ lực lao động phi thường để bù đắp tổn thất và góp phần làm nên chiến thắng chung cuộc. Chỉ trong 1 năm rưỡi (từ tháng 6/1941 đến hết 1942), Liên Xô đã sơ tán hơn 2.000 xí nghiệp và 25 triệu dân và sâu trong hậu phương. Các nhà máy tăng nhanh tốc độ sản xuất, năm 1942, sản lượng vũ khí đã tăng gấp 5 lần so với 1940 và đã bắt kịp Đức, tới năm 1944 thì đã cao gấp đôi Đức.
Giai đoạn 1941-1945, trung bình mỗi năm Liên Xô sản xuất được 27.000 máy bay chiến đấu, 23.774 xe tăng và pháo tự hành, 24.442 khẩu pháo (từ 76mm trở lên); con số này ở phía Đức là 19.700 máy bay chiến đấu, 13.400 xe tăng và pháo tự hành, 11.200 khẩu pháo. Nhờ sản lượng vũ khí khổng lồ, sau chiến tranh, Liên Xô đã có trong tay một lực lượng lục quân mạnh nhất thế giới với 13 triệu người, trang bị 40.000 xe tăng và pháo tự hành và hơn 100.000 khẩu pháo các loại.
Trên vùng đất mới chiếm đóng trong quá trình chiến tranh xuất hiện các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa mới thuộc Liên Xô: Moldavia, Estonia, Latvia, Litva, Karelia.
Mặc dù có những khó khăn to lớn do hậu quả của chiến tranh, Liên Xô bước ra khỏi chiến tranh với tư thế người chiến thắng góp phần quan trọng nhất vào việc đánh thắng chủ nghĩa phát xít với uy tín quốc tế cực kỳ cao và niềm phấn khởi tự hào lớn lao của nhân dân đối với cường quốc xã hội chủ nghĩa của mình tạo tiền đề để Liên Xô mạnh lên thành siêu cường thế giới sau thế chiến.
Sau chiến tranh thế giới II, Liên Xô bị tàn phá nặng nề. Tổn thất vật chất ước tính là 2,5 nghìn tỷ rúp, tương đương với 30% toàn bộ nguồn của cải của đất nước. Sự phát triển các ngành kinh tế quan trọng bị thụt lùi tới 10-15 năm. Khoảng 20 tới 27 triệu người Liên Xô đã chết trong chiến tranh. Trước những tổn thất nặng nề đó, Liên Xô đề ra một kế hoạch 5 năm nhằm khôi phục nền kinh tế và đã hoàn thành mục tiêu này trong 4 năm 3 tháng. Đến năm 1950, Liên Xô đã đạt tổng sản phẩm quốc dân là 126 tỷ đôla (thời giá 1950), đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ (381 tỷ đôla).
Tại châu Âu sau chiến tranh, các nước Đông Âu (Ba Lan, Hungary, Cộng hòa Dân chủ Đức, Bulgaria, Tiệp Khắc, România, Albania, Nam Tư) mặc nhiên được Hoa Kỳ và phương Tây coi là khu vực ảnh hưởng của Liên Xô. Tại đây Liên Xô giúp đỡ tài chính và quân sự cho các nước này phục hồi nền kinh tế, thành lập các nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự kiểm soát của mình. Phần lớn các nước này vào năm 1955 đã tham gia Khối Warszawa với Liên bang Xô viết làm trụ cột để đối đầu với khối quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của phương Tây do Hoa Kỳ lãnh đạo. Sau này các quốc gia này tham gia Hội đồng tương trợ kinh tế COMECON. Liên Xô thông qua lực lượng quân sự hùng hậu của mình đóng trên lãnh thổ đông Âu và bằng thỏa thuận kinh tế trong COMECON để uốn nắn đường lối chính trị của các đồng minh đông Âu và sau này từng can thiệp trực tiếp để ngăn chặn các cuộc bạo động tại các nước này như tại Hungary (1956), Tiệp Khắc (1968) và Ba Lan (1982).
Ở châu Á sau chiến tranh, Liên Xô giúp những người Cộng sản thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên của Kim Nhật Thành tại vùng do Liên Xô chiếm đóng trên bán đảo Triều Tiên. Đặc biệt ngay sau chiến tranh không lâu (1949), với sự giúp đỡ to lớn về viện trợ của Liên Xô, Đảng Cộng sản Trung Quốc của Mao Trạch Đông đã chiến thắng trong Nội chiến Trung Quốc và thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa tại quốc gia đông dân nhất thế giới, làm cho thế và lực của phong trào cộng sản trên toàn thế giới tăng lên rất mạnh. Cùng với Chiến tranh Triều Tiên do Bắc Triều Tiên khởi xướng với sự ủng hộ tích cực của Liên Xô và Trung Quốc, tình hình thế giới trở nên rất căng thẳng: hai phe đã đụng độ quân sự trực tiếp, nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân là rất nghiêm trọng.
Sau chiến tranh, lãnh thổ Liên Xô được mở rộng từ các quốc gia thất trận: Nam Sakhalin (Южный Сахалин) và quần đảo Kuril (Курильские острова) từ Nhật Bản, vùng Petsamo (Петсамо – Печенга) từ Phần Lan, Klaipeda (Kлайпеда), Koenisberg (Кёнигсберг, tên Nga là Kaliningrad – Калининград) từ Đông Phổ của Đức, Ukraina Ngoại Karpat (Закарпатская Украина) từ România. Chính quyền Xô viết tiến hành trấn áp rất mạnh các cuộc bạo loạn vũ trang ly khai tại Tây Ukraina, Tây Belarus, các nước cộng hòa Baltic và trấn áp các thành phần bất mãn đặc biệt là như các quan chức chính quyền, quân đội, cảnh sát cũ, các lực lượng tư sản, địa chủ và dân tộc chủ nghĩa, thành phần trí thức thành thị của chính quyền cũ.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tuy không còn quy mô và ở mức độ cực đoan như những năm 1930 nhưng theo dõi, bắt giữ vẫn là một thành tố của chính sách nhất quán giữ yên kỷ cương xã hội Liên Xô. Sau chiến tranh và đến trước khi chết (1953), Stalin còn kịp chỉ đạo NKVD tiến hành vài đợt thanh lọc lớn như vụ Leningrad (bắt giam thành viên tỉnh uỷ Leningrad), vụ các bác sĩ giết người (bắt giam một số giáo sư bác sĩ nổi tiếng của Liên Xô chủ yếu là người Do Thái, vụ này mang sắc thái bài Do Thái rất rõ), vụ chống chủ nghĩa thế giới (cosmopolitism)... Chỉ sau khi Stalin chết, lãnh đạo mới Khrushchov phát động chống sùng bái cá nhân Stalin và xử bắn Beria (Лаврентий Павлович Берия) (giám đốc NKVD) thì Liên Xô mới đoạn tuyệt hẳn với chính sách kỷ luật sắt của chủ nghĩa Stalin.
Nhìn chung, Thời kỳ 1945 – 1955 là thời kỳ niềm phấn khởi tự hào của dân chúng Liên Xô dâng cao, nền kinh tế hồi phục và phát triển khá nhanh làm cơ sở để chạy đua vũ trang. Liên Xô lúc này (và cả sau này) chủ yếu phát triển kinh tế theo chiều rộng: gia tăng sản xuất bằng việc xây dựng thêm các công trường, nhà máy mới, khai phá thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, huy động thêm nguồn nhân lực... nhưng chưa đi vào phát triển theo chiều sâu (bằng cách tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế). Cả đất nước như một công trường lớn với các dự án rất ấn tượng như chinh phục Angara, chinh phục Bắc Băng Dương, chinh phục Taiga và miền Siberia...
Về khoa học - kỹ thuật và quân sự, vào ngày 10/10/1948, Liên Xô đã bắn quả tên lửa đạn đạo đầu tiên (P-1). Tiếp đến ngày 29/8/1949, bom nguyên tử được Liên Xô thử thành công, phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mỹ. Năm 1954, Liên Xô là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng được nhà máy điện nguyên tử. Đồng thời đất nước này còn chế tạo được tuốc-bin hơi nước có công suất 100 triệu oát, lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Công nghệ vũ trụ được nghiên cứu, tạo tiền đề cho việc phóng tàu vũ trụ đầu tiên trên thế giới vào năm 1959. Những sự việc này ngoài những ý nghĩa quân sự, chiến lược, kinh tế còn có ý nghĩa tinh thần tượng trưng rất lớn: nó đánh dấu Liên Xô đã trở thành siêu cường thế giới với mục tiêu vươn lên vượt qua Hoa Kỳ.
Thời kỳ của Khrushchyov ngoài sự nới lỏng tương đối về kỷ luật chính trị, tư tưởng còn có sự chuyển dịch lớn về kinh tế xã hội: Các nguồn lực thay vì trước đây chỉ dồn cho các mặt hàng công nghiệp nặng cho nhiệm vụ phát triển lực lượng sản xuất (công nghiệp nhóm A) nay nhà nước Liên Xô tập trung hơn đến các ngành công nghiệp nhẹ (nhóm B) và xây dựng, nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Xô viết. Trong nông nghiệp đã cho phép kinh doanh vườn tược nhỏ của các hộ. Ở thời kỳ này người dân Liên Xô đã cho phép mình có được nhà ở căn hộ tiện nghi và các tiện nghi sinh hoạt cao cấp, phát triển tâm lý hưởng thụ: có xe ô tô riêng và nhà nghỉ ngoại ô (tuy chưa nhiều). Đời sống của dân chúng sung túc lên rất nhiều. Đây là thời kỳ Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên và đưa người đầu tiên vào vũ trụ, biểu tượng của sự vượt lên của Liên Xô đối với đối thủ tư bản chủ nghĩa Hoa Kỳ. Những thay đổi to lớn này đã tạo ra sự phấn chấn trong các tầng lớp người Xô viết.
Về cơ bản, chính sách của thời kỳ này vẫn là cố gắng cải cách xã hội trong khuôn khổ một xã hội tập quyền do Đảng lãnh đạo. Tuy đã đạt được một số thành quả quan trọng nhưng cố gắng cải cách của Khrushchyov đã gây ra một số bất mãn và gặp phải các địch thủ trong nội bộ đảng và cuối cùng các lực lượng này đã thành công trong việc buộc Khrushchyov phải từ chức.
Nhìn chung, đây là giai đoạn Liên Xô đạt mức phát triển cao nhất và có vị thế chưa từng có trong lịch sử, ngay cả khi so với nước Nga đầu thế kỷ 21:
Công dân Liên Xô được hưởng mức phúc lợi xã hội rất cao so với các nước cùng thời[18]:
Trên bình diện quốc tế, là nước Xã hội chủ nghĩa lớn và hùng mạnh nhất, Liên Xô đã trở thành đối trọng cân bằng với khối Tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu và là nguồn viện trợ chính cho các phong trào giải phóng dân tộc tại các nước Á-Phi-Mỹ latinh. Các phong trào cách mạng tại châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh liên tiếp thành công, phần nhiều các phong trào này coi Liên Xô là đồng minh hữu hảo, khiến vị thế quốc tế của Liên Xô tăng lên rất cao, khiến Mỹ và phương Tây lo ngại rằng "làn sóng Đỏ" dường như sắp bao vây họ[19].
Thời kỳ này là thời kỳ mà những mâu thuẫn của xã hội Liên Xô đã chín muồi và phát tác gây những hệ quả xấu cho nền kinh tế và đời sống tâm lý, chính trị, xã hội của nhân dân. Trong kinh tế, nền sản xuất duy trì theo phương thức kế hoạch hóa và bao cấp không tạo được kích thích quyền lợi của người sản xuất nên kỷ luật lao động suy giảm, năng suất tăng kém. Việc trả lương theo mức chỉ tiêu kế hoạch và kế hoạch hóa theo sản lượng thậm chí kéo lùi việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: sản phẩm chế tạo ra càng tốn nhiều nguyên liệu thì càng nhanh hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch sản lượng và càng có lợi cho người sản xuất, nên hàng hóa của Liên Xô nhanh chóng thụt lùi về chất lượng, mẫu mã và tính cạnh tranh so với các nước phương Tây và nền kinh tế không được khuyến khích chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Kinh tế dựa nhiều vào khai thác ồ ạt các nguồn tài nguyên thiên nhiên nên không kích thích tiến bộ kỹ thuật và ô nhiễm môi trường gia tăng. Kết quả là hàng hóa trong thị trường nội địa bị thừa các sản phẩm khó tiêu thụ và đồng thời lại khan hiếm hàng hóa dễ tiêu thụ, làm nảy nở đầu cơ, tích trữ và các loại kinh tế ngầm bất hợp pháp. Thời kỳ này Liên Xô tiếp tục lao vào lập kế hoạch và triển khai các dự án lớn rất tốn kém, được tuyên truyền rầm rộ mang tính phô trương nhưng sau này thực tế cho thấy hiệu quả kinh tế kém, nặng về ý nghĩa tuyên truyền hình thức... Cũng chính vì không có động lực kinh tế nên dù là đất đai rộng lớn, phì nhiêu mà sản xuất nông nghiệp sa sút không đáp ứng được nhu cầu xã hội, càng ngày vấn đề nông nghiệp càng trầm trọng, đến cuối thời Brezhnev thì đã thật sự nóng bỏng.
Tâm lý dân chúng chán nản trở nên thờ ơ đối với các chính sách của Đảng và chính phủ. Hơn nữa hệ thống cán bộ của Đảng và nhà nước – bộ máy theo chỉ định (Номенклатура) đang trở thành tầng lớp bất bình đẳng mới ít chịu sự giám sát của nhân dân mà như sau này Mikhail Gorbachov đã từng gọi là các vị "cường hào mới" gây bất bình lớn trong xã hội khi tạo ra tham nhũng và làm suy thoái đạo đức xã hội.
Đây là thời kỳ Liên Xô chạy đua vũ trang và chạy đua vũ trụ với cường độ cao và coi ưu thế quân sự và vũ trụ so với Hoa Kỳ như một minh chứng cho tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội và đã có lúc Phương Tây cho rằng Liên Xô đã phá vỡ thế cân bằng chiến lược. Thời kỳ này đối đầu giữa hai phe khá căng thẳng nhưng cả hai bên đều có ý thức kiềm chế trong phạm vi an toàn. Trong thời gian này, Liên Xô còn giúp đỡ các lượng lượng cánh tả trên thế giới chống lại sự can thiệp của phương Tây.[20] Cuộc chạy đua vũ trang và vũ trụ tạo thêm gánh nặng cho ngân sách của Xô viết và sau này nhiều người Nga cho đó cũng là một trong các nguyên nhân để Liên Xô sụp đổ.
Trong nội bộ Liên Xô các mâu thuẫn dân tộc càng ngày càng sâu sắc. Tuy được chính quyền kiềm chế nhưng ở nhiều nước Cộng hòa (đặc biệt là ở ba nước cộng hòa Baltic – điểm đầu của sự phân rã Liên Xô sau này), dân địa phương không che giấu thái độ căm ghét người Nga và xuất hiện rất nhiều căng thẳng giữa các dân tộc giữa các nước Cộng hòa và trong nội bộ từng nước. Trong nội bộ các nước cộng sản Đông Âu tình cảm chống Liên Xô cũng được bộc lộ công khai. Năm 1968 Quân đội Xô viết đã phải can thiệp để ngăn cản Tiệp Khắc thoát khỏi tầm ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và điều này càng làm gia tăng chủ nghĩa bài Nga trong dân chúng các nước Đông Âu, họ coi sự hiện diện của Liên Xô đã kìm hãm sự phát triển của dân tộc mình. Việc Liên Xô đem quân tiến vào Afghanistan (1979) và sa lầy tại đây lại càng làm nước này bị mất đi nguồn lực cho phát triển đất nước.
Chính quyền Xô Viết đã có cố gắng cải cách mà điển hình nhất là cố gắng cải cách kinh tế của thủ tướng Aleksei Nikolayevich Kosygin (Алексей Николаевич Косыгин) nhưng vì nhiều lý do của hệ thống mà đã không thu được kết quả. Các mâu thuẫn càng ngày càng tích tụ và đến giữa những năm 1980 thì xã hội Xô viết đã ở tình trạng cần có một cải cách cơ bản sâu rộng.
Đến cuối những năm 1980, Liên Xô vẫn duy trì được vị thế siêu cường với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (chỉ kém Mỹ) với GDP đạt 2,66 nghìn tỷ USD (năm 1990), bình quân đầu người đạt 9.500 USD[21]. Tuy nhiên, nền kinh tế Liên Xô đã bộ lộ nhiều khiếm khuyết so với các nước phương Tây phát triển nhất gồm Mỹ, Nhật và Đức. Trong nền kinh tế tích tụ rất nhiều mâu thuẫn ảnh hưởng lớn lên xã hội và đó là nguyên nhân để Tổng bí thư Gorbachov tiến hành cải cách cải tổ (perestroika), tuy nhiên cải cách chỉ tập trung vào cơ cấu chính trị trong khi không quan tâm đến cải cách mô hình kinh tế nên cuối cùng đã thất bại.
Tốc độ và quy mô của các sự kiện làm những người chủ xướng cải cách không còn kiểm soát được tình hình và bị cuốn theo các sự kiện. Các thành quả kinh tế thì còn rất nhỏ bé mà khủng hoảng chính trị ngày càng trầm trọng: các lực lượng đòi ly khai dần dần nắm các vị trí lãnh đạo của các Nước Cộng hòa và ra các tuyên bố về chủ quyền của Nước Cộng hòa. Xung đột sắc tộc trở nên phức tạp có đổ máu, thậm chí có nơi chính quyền các Nước Cộng hòa lãnh đạo cuộc xung đột với các Nước Cộng hòa lân cận. Mâu thuẫn dân tộc rất lớn trong lòng Liên Xô trước đây được kiềm chế thì nay đã bộc lộ và tiến triển không thể kiểm soát được. Một khi tình hình hỗn loạn thì các mối liên hệ kinh tế giữa các vùng miền và các nước cộng hòa cũng bị gián đoạn làm tình hình kinh tế trở nên sa sút, tình hình xã hội trở nên hỗn loạn. Các đảng viên cộng sản bị mất hoàn toàn sự kiểm soát và kỷ luật của Đảng, nhiều người quay sang trở thành các lực lượng quốc gia dân tộc chủ nghĩa. Ngay cả Xô viết Tối cao Nga, nước cộng hòa trụ cột của Liên Xô, cũng ra nghị quyết đặt luật pháp nước cộng hòa cao hơn hiến pháp Liên Xô, quyền lực của nhà nước trung ương Liên Xô dần dần bị tan rã.
Tháng 4/1989, Gorbachev kêu gọi các ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tuổi đã cao hãy nghỉ hưu. 115 ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã viết đơn xin nghỉ hưu vì tin rằng đất nước sẽ phát triển hơn với đội ngũ được trẻ hóa. Đây chính là sai lầm của những người cộng sản trung thành trong Đảng Cộng sản Liên Xô. Trong ba năm 1987-1989, khoảng 50% cán bộ cơ quan chiến lược trong quân đội, hơn 100 cán bộ chính trị cấp chiến dịch - chiến lược và 30% tướng lĩnh bị cách chức hoặc loại khỏi quân đội với lý do “tư tưởng bảo thủ, không ủng hộ cải tổ”, thay thế họ là những phần tử “cấp tiến”[22] Sức kháng cự của những Đảng viên trung thành dần suy yếu và cuối cùng đã tê liệt.
Phương Tây cũng đã thành công trong việc cài cắm những nhân vật có tư tưởng cải cách nắm quyền tại các cơ quan truyền thông, báo chí, tuyên truyền lớn của Liên Xô. Từ 1986 đến 1988, một loạt cán bộ chủ chốt của các tờ báo lớn tại Liên Xô được thay thế bởi những người ủng hộ chủ trương “Tây hóa”, mặt trận báo chí của Đảng Cộng sản Liên Xô dần bị "đánh chiếm". Từ đó, báo chí Liên Xô liên tục gây khuynh đảo dư luận khi ngấm ngầm (rồi sau đó công khai) viết bài chỉ trích lịch sử cách mạng, trong khi lại tán dương chủ nghĩa tư bản phương Tây. Ảnh hưởng từ báo chí, tư tưởng Đảng viên và nhân dân Liên Xô trở nên dao động dữ dội, ngày càng có nhiều người bi quan về đất nước trong khi lại ảo tưởng về phương Tây[23] Năm 1994, nhà văn Yuri Boldarev khi nhìn lại tình cảnh của thời kỳ này đã nói: “Trong sáu năm, báo chí Liên Xô đã thực hiện được mục tiêu mà quân đội Đức Quốc xã với hàng triệu quân tinh nhuệ nhất cũng không thể thực hiện được khi xâm lược nước ta, đó là đánh đổ Nhà nước Liên Xô. Quân đội Đức có thiết bị kỹ thuật hàng đầu nhưng thiếu một thứ, đó là hàng triệu ấn phẩm mang vi khuẩn hủy diệt tư tưởng của nhân dân Liên Xô”[24].
Trước tình hình đất nước rối ren, ngày 19 tháng 8 năm 1991 một số nhà lãnh đạo theo đường lối cứng rắn (Chủ tịch Quốc hội Lukyanov, Chủ nhiệm KGB Kryuchkov, Phó Tổng thống Yanaev, Thủ tướng Pavlov) tiến hành đảo chính với mục tiêu bảo toàn sự thống nhất của Liên bang Xô viết, lập Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp, tước bỏ quyền lực của Tổng thống Liên Xô Gorbachov và đưa quân đội vào thủ đô. Nhưng lực lượng đảo chính không đạt được sự ủng hộ của dân chúng và quân đội các địa phương, các chỉ huy đảo chính thì do dự không quyết đoán. Đảo chính càng làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các nước cộng hòa và các thế lực chính trị lãnh đạo các khu vực. Chỉ qua 2 ngày (21 tháng 8) Bộ trưởng Quốc phòng, Nguyên soái Yazov ra lệnh rút quân khỏi Moskva, đảo chính thất bại.
Trong việc đánh bại đảo chính có vai trò nổi bật của Tổng thống Liên bang Nga Boris Yeltsin, người đã hiệu triệu dân chúng bảo vệ Nhà Trắng, trụ sở chính phủ Nga. Thực ra chính tình báo Mỹ đã thông đồng với Boris Yeltsin và và báo trước cho ông ta biết về những kế hoạch quan trọng của phe đối lập, giúp ông ta giành thắng lợi trong cuộc đối đầu với Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp do CIA đã đặt máy nghe trộm ngay dưới chân điện Kremli. Đích thân tổng thống Mỹ George Bush (cha) và thủ tướng Anh là John Major đã gọi điện báo trước về âm mưu đảo chính và thúc giục Yeltsin phải có hành động nhằm tranh thủ sự đồng tình và nắm chắc quân đội. Cho đến tận sau này, nhiều người Nga vẫn đánh giá Boris Yeltsin rất tiêu cực vì sự thông đồng của ông ta với tình báo nước ngoài.
Sau đảo chính, tình hình biến chuyển nhanh chóng. Ngày 8 tháng 12 tại Minsk, thủ đô của Belarus, các nhà lãnh đạo ba nước cộng hòa Nga, Belarus và Ukraina ra tuyên bố ký thỏa thuận thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG – Содружество Независимых Государств), chấm dứt sự tồn tại của Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết. Ngày 21 tháng 12 tại Alma Alta, thủ đô của Kazakhstan, tất cả các nước cộng hòa trừ ba nước vùng biển Baltic ký tuyên ngôn tôn trọng các tôn chỉ và mục đích của thỏa thuận thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập. Ngày 25 tháng 12 năm 1991, Liên Xô chính thức chấm dứt tồn tại. Khi Liên bang Xô-viết tan rã, tương ứng với Công ước Viên năm 1983, phân định tỷ lệ của từng quốc gia trên cơ sở phân tích đóng góp và phần của các nước Cộng hòa được phân chia như sau: Nga có 61,34 %, Ukraina - 16,37%, Belarus - 4,13%, Kazakhstan - 3,86%, Uzbekistan - 3,27%, Gruzia - 1,62%, tiếp theo ít dần đến Estonia với 0,62%.
Theo nguyên phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Vũ Ngọc Hoàng, thì một nguyên nhân khiến Liên Xô sụp đổ là vì sự tha hóa của một bộ phận giới lãnh đạo "đã phản bội nhân dân, bán rẻ Tổ quốc vì ngai vàng của cá nhân", "Nhiều người đã giải thích rằng do địch phá bằng “diễn biến hòa bình”... Đấy là cách giải thích miễn cưỡng, tự trấn an mình. Địch thì lúc nào mà chẳng phá ta? Phá là việc của địch, còn ngã đổ là chuyện của ta... thời kỳ trước đó, khi 14 nước đế quốc tập trung bao vây nhà nước Xô viết còn non trẻ, rồi nội chiến, rồi chủ nghĩa phát-xít đã tập trung cao độ lực lượng với 500 sư đoàn thiện chiến trong đại chiến thế giới lần thứ 2 để tiêu diệt Liên Xô, nhưng không tiêu diệt được. Ngược lại, Liên Xô đã lớn mạnh thành một cường quốc hàng đầu thế giới... nhưng về sau địch chẳng tốn một viên đạn mà Liên Xô vẫn đổ ào không cứu vãn được, cứ như một cơn đột quỵ dữ dội và bất ngờ..." "Bản chất của vấn đề Liên Xô đổ là tự đổ, do tha hóa quyền lực mà đổ, do không thể tự đứng được nữa mà đổ, do thối nát mà đổ, chứ chẳng phải ai xô ngã được."[25]
Từ khi dựng nước, Liên Xô đã trải qua rất nhiều khó khăn thử thách và đã vượt qua tất cả: Năm 1917, 35 vạn đảng viên Bolshevik đã lãnh đạo giai cấp công nhân Nga lật đổ ách thống trị của Sa hoàng, cùng nhân dân đánh bại sự can thiệp vũ trang của 14 nước phương Tây để bảo vệ thành công cách mạng. Năm 1941, 5.540.000 đảng viên đã cùng nhân dân chiến thắng quân đội phát xít Đức trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, rồi sau đó lãnh đạo công cuộc xây dựng Liên Xô trở thành siêu cường thế giới. Vậy nhưng, năm 1991, Liên Xô lại sụp đổ, không phải do quân đội kẻ thù tấn công, cũng không phải do kinh tế hay khoa học kỹ thuật yếu kém, mà chính là do sự phản bội của các quan chức cấp cao bên trong nội bộ Đảng và Nhà nước Liên Xô[23].
Sau này, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông phản đối sự tan rã của Liên Xô. Ông cho rằng lẽ ra Liên bang Xô Viết đã không bị sụp đổ, nếu như Đảng Cộng sản Liên Xô tiến hành cải cách đúng hướng và không “thả cửa” cho những tư tưởng phá hoại đất nước[26] của báo chí cũng như các phần tử cơ hội trong nội bộ Đảng.
Hệ thống y tế miễn phí và rộng khắp của Liên Xô bị hủy bỏ, hàng loạt bệnh viện công bị tư hữu hóa. Viện phí theo đó tăng chóng mặt, nhiều người dân không có đủ tiền đi chữa bệnh (điều chưa từng xảy ra dưới thời Liên Xô). Từ năm 1992 trở đi, dân số nước Nga luôn có xu thế giảm. Tuổi thọ bình quân của người Nga năm 1990 là 69,2 tuổi, đến năm 2001 sụt còn 65,3 tuổi. Thậm chí, tuổi thọ bình quân của nam giới ở một số vùng giảm xuống chỉ còn 50 tuổi.
Dưới thể chế đa đảng, hệ thống Nhà nước yếu ớt và việc thiếu vắng một lý tưởng đoàn kết xã hội, tinh thần dân tộc chủ nghĩa ở các nước cộng hòa cũ thuộc Liên Xô đã không ngừng dâng cao, khuynh hướng ly khai, dân tộc hẹp hòi ngày càng trở nên trầm trọng. Thập niên 1990, hàng loạt các cuộc chiến tranh ly khai nổ ra tại các nước thành viên thuộc Liên Xô cũ, khiến hàng trăm ngàn người thiệt mạng.
Đảng Cộng sản Liên Xô biến mất, Liên Xô tan rã đã mang lại hậu quả tai hại cho nhân dân Liên Xô. Rất nhiều học giả Nga cũng rút ra kết luận rằng, Liên Xô tan rã làm cho phát triển kinh tế - xã hội tại Nga thụt lùi mấy chục năm[27]
Sự sụp đổ của Liên Xô sau này được tổng thống Nga Putin gọi là "thảm họa địa chính trị tồi tệ nhất thế kỷ 20. Đối với nước Nga, nó đã trở thành một bi kịch thực sự. Hàng triệu công dân và những người yêu nước của chúng ta bỗng nhiên thấy họ đang sống bên ngoài lãnh thổ Nga.".[28] Cựu Thủ tướng Nga Evgeny Primakov cho rằng: "Cái giá của sự sụp đổ Liên Xô là rất khủng khiếp, nền kinh tế Nga tổn thất còn nhiều hơn Chiến tranh thế giới thứ hai. Sẽ là điên rồ nếu nói rằng đất nước này được hưởng lợi từ những năm 1990."[29]
Cựu Tổng thống Ukraine Leonid Kravchuk, một trong ba nhân vật hàng đầu tham gia ký kết hiệp định giải thể Liên Xô sau này đã nói: “Nếu như năm 1991, tôi biết được đất nước sẽ phát triển đến như cục diện như ngày hôm nay thì khi đó tôi đã nhất quyết chặt đứt cánh tay mình chứ không ký vào Hiệp định đó[30].
Theo cuộc khảo sát của Sputnik.Mneniya tại 9 nước trong số 11 quốc gia thuộc Liên Xô cũ vào năm 2016, phần lớn cư dân trên 35 tuổi (những người đã trải qua cuộc sống dưới thời Liên Xô) cho rằng cuộc sống ở Liên Xô tốt hơn so với thời kỳ sau khi đất nước tan rã. Ở Nga, 64% số người đã trải qua thời kỳ Liên Xô đánh giá rằng chất lượng cuộc sống thời đó cao hơn. Ở Ukraina, đồng ý với tuyên bố này có 60% số người trả lời, còn tỷ lệ cao nhất là ở Armenia (71%) và Azerbaijan (69%)[31]
Khảo sát của hai cơ quan điều tra dư luận ở Nga cho thấy: đa số người dân Liên Xô cũng không muốn đất nước Liên Xô tan rã. Cuối năm 2005, kết quả một cuộc điều tra dư luận của hai cơ quan độc lập nổi tiếng ở Nga cho thấy: 66% người Nga ngày nay cảm thấy nuối tiếc cho sự sụp đổ của Liên Xô; 76% số người cho rằng Liên Xô có rất nhiều điểm đáng để tự hào. 72% và 80% số người được hỏi lần lượt cho rằng Gorbachev và Yeltsin đã đẩy đất nước vào con đường sai lầm; chỉ có 1% số người được hỏi mong muốn sống dưới thời Yeltsin.[30], 60% người Nga tin rằng: sự sụp đổ của Liên Xô gây nhiều tác hại nhiều hơn là lợi ích. Trong cơn đại hồng thủy đó, nhiều nước cộng hòa hậu Xô viết đã rơi vào bạo lực sắc tộc sau khi có được độc lập, khiến cả trăm ngàn người thiệt mạng.
Theo sử gia Geoffrey Roberts, trên bình diện thế giới, sự sụp đổ của Liên Xô khiến phương Tây không còn một đối trọng đủ mạnh mẽ, thế giới ngày nay vẫn còn xa mới có thể gọi là an toàn.[32]
Khác với đa số các nhà nước hiện đại trên thế giới theo nguyên tắc tam quyền phân lập, hệ thống chính trị Xô viết theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đảng Cộng sản lãnh đạo tối cao và toàn diện mọi mặt: chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa (điều 6 Hiến pháp Liên Xô). "Cơ quan quyền lực cao nhất" của Liên Xô là Xô viết Tối cao Liên Xô (Верховный Совет), có cả 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp và trực tiếp đảm nhiệm chức năng lập pháp. Cơ quan thường trực của Xô viết Tối cao là Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô. Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao là nguyên thủ quốc gia trên danh nghĩa, nhưng Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản mới là nhân vật số một. (Từ năm 1988 "cơ quan quyền lực cao nhất" là Đại hội đại biểu nhân dân, cơ quan thường trực của nó là Xô viết Tối cao). Ở các cấp địa phương "cơ quan quyền lực cao nhất" là Xô viết địa phương do dân bầu.
Xô viết Tối cao bầu ra Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) và phê chuẩn thành phần Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) là cơ quan chấp hành của nó, đảm nhiệm chức năng hành pháp ở trung ương. Tương tự, Xô viết địa phương bầu ra Uỷ ban hành chính (Испольнительный коммитет, viết tắt là Исполком - Ispolkom) để đảm nhiệm chức năng hành pháp ở địa phương.
Xô viết Tối cao cũng bầu Chánh án Tòa án Tối cao đứng đầu cơ quan tư pháp trung ương là Toà án Tối cao. Xô viết địa phương bầu chánh án toà án các cấp địa phương.
Hiến pháp Liên Xô cũng quy định về các quyền cơ bản của công dân như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do hội họp, tự do tín ngưỡng... như các nhà nước hiện đại khác trên thế giới.
Nhưng về thực chất đặc điểm nổi bật của hệ thống chính trị của Liên Xô là sự bao trùm của Đảng Cộng sản lên hệ thống chính trị. Đảng Cộng sản Liên Xô (Коммунистическая партия Советского Союза - КПСС) là cơ quan lãnh đạo theo hiến pháp quy định, không do dân bầu. Để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, Liên Xô áp dụng hệ thống nhân sự theo "Nomenclatura" nghĩa là hệ thống cơ cấu cán bộ theo sự chỉ định của Đảng: ở mỗi cấp chính quyền hành chính, Xô viết hoặc tư pháp thì luôn song hành với đảng ủy (Parkom - Партийный коммитет viết tắt là Парком). Các đảng viên lãnh đạo đảng ủy (hay Parkom) luôn nắm các vị trí chi phối của các Xô viết theo một tỷ lệ đảm bảo sự lãnh đạo: ứng cử viên vào các Xô viết đều phải được sự đề cử của các Parkom và các liên danh ứng cử của đảng viên và người ngoài đảng bao giờ cũng có một tỷ lệ áp đảo của đảng viên. Đối với cơ quan hành pháp cũng vậy các chức vụ lãnh đạo của các Ispolkom là từ các Parkom, thường thì các phó bí thư đảng ủy là chủ tịch các uỷ ban hành chính (Ispolkom). Các Xô viết và các Uỷ ban hành chính các cấp phải chấp hành các chỉ thị của cấp trên theo ngành dọc của mình và các chỉ thị, nghị quyết của Uỷ ban đảng đồng cấp của địa phương mình và thường các chỉ đạo này là nhất quán với nhau. Ở cấp các nước Cộng hòa và cấp Liên bang cũng vậy: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Xô viết tối cao, Chánh án Toà án tối cao thường là các Uỷ viên Bộ chính trị của Đảng, đôi khi Tổng bí thư kiêm luôn Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao (như Brezhnev) hoặc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (như Khrushchov). Các Bộ trưởng thường là Uỷ viên Bộ chính trị hoặc Trung ương Đảng. Khi họp Chính phủ hoặc Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao thì thực tế là họp Bộ Chính trị mở rộng. Nhân sự các nhiệm kỳ của các cơ quan chính trị, nhà nước trùng với nhân sự của đại hội Đảng, khi một cá nhân thôi chức tại Parkom thì họ cũng thôi nhiệm vụ tại Xô viết hoặc Ispolkom... Tại Liên Xô chỉ đạo của Đảng là trực tiếp: Đảng ủy có thể đưa ra các chỉ đạo thẳng đến các Xô viết và các Uỷ ban hành chính chứ không cần thiết phải biến các nghị quyết đảng đó thành các văn bản của các cơ quan này nữa.
Hệ thống chính trị như vậy của nhà nước Liên Xô làm xã hội Xô viết mang đặc tính tập trung quyền lực rất lớn của Đảng. Có lúc nào đó đặc tính này có thể mang lại tác dụng tốt nhưng đồng thời nó là nguyên nhân rất dễ dẫn đến các hiện tượng lạm dụng quyền lực của các cấp đảng vì các cấp ủy đảng thực tế gần như không bị nhân dân kiểm soát vì Đảng vừa làm ra pháp luật và vừa thi hành pháp luật, mà hệ quả là hiện tượng vi phạm các quyền tự do của công dân được hiến pháp quy định, cũng như các tiêu cực khác ví dụ tình trạng không quy được trách nhiệm cá nhân... Trong giai đoạn cuối của Liên Xô hệ thống này đã mất tính uyển chuyển năng động gây ra thời kỳ được gọi là "thời kỳ trì trệ" của Brezhnev.
Để hạn chế các khiếm khuyết của hệ thống chính trị một đảng lãnh đạo tập quyền tập trung như vậy, năm 1985 Tổng bí thư Gorbachov đã tiến hành cải cách chính trị. Cuộc cải cách chính trị của Gorbachov nhằm giảm bớt sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ cấu nhà nước và xã hội đã gây ra khủng hoảng chính trị và gây ra sự tan rã của Liên Xô.
Kinh tế có kế hoạch và tách xa thị trường nên kinh tế Liên Xô tránh được lạm phát, tránh được các khủng hoảng và các rủi ro của thị trường như trong các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, giá cả có khi được duy trì cố định trong vài chục năm. Nhưng nền kinh tế như vậy không linh hoạt: một doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch sẽ ảnh hưởng lây lan, do đó kế hoạch được coi như pháp lệnh nhà nước và có tính bắt buộc rất cao. Vì kế hoạch hóa mang nhiều tính mệnh lệnh quan liêu và không sát thị trường khiến hàng hóa Liên Xô có chất lượng và tính cạnh tranh ngày càng thấp so với nước ngoài. Giá cả cố định trong một thời gian khá dài cộng với thu nhập tăng đều theo kế hoạch điều này là có lợi cho tầng lớp dân cư thích được sống bao cấp, sức mua của người dân tăng cao, nhưng ngược lại sức mua tăng mà chất lượng hàng hóa không theo kịp yêu cầu của xã hội nên gây nên nạn khan hiếm hàng hóa có giá trị tạo "văn hóa xếp hàng" ở mọi nơi, gây bất bình trong dân chúng nhất là dân thành thị.
Lợi ích doanh nghiệp và người lao động phụ thuộc vào việc hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao mà không có đối tượng cạnh tranh (ở Liên Xô cạnh tranh chỉ dưới hình thức thi đua Xã hội chủ nghĩa). Từ những năm 1960, khi thị hiếu của người dân nâng cao, việc vượt và vượt hơn nữa chỉ tiêu tạo nên một số loại hàng hóa dư thừa cực kỳ lớn trong xã hội, nhưng những loại hàng hóa khác thì lại bị khan hiếm. Kết quả là một số loại hàng hóa thì thừa nhiều, một số khác thì lại thiếu gây mất cân đối trong nền kinh tế.
Việc không có cạnh tranh và sản xuất theo kế hoạch làm cho người lao động mất động lực quyền lợi kinh tế dẫn đến sự sa sút kỷ luật và lòng hăng hái, yêu lao động và nảy sinh bàng quan, vô trách nhiệm: Vào những năm Stalin và trong chiến tranh, người lao động làm việc dưới ảnh hưởng của tinh thần yêu nước và kỷ luật sắt, chính sách công nghiệp hóa có hiệu quả cao nên không có sự sa sút, nhưng về sau vì kém động lực kinh tế nên chiều hướng làm biếng là phổ biến trong tâm lý người lao động. Đồng thời cách trả lương lao động mang tính bình quân chủ nghĩa không khuyến khích tính năng động và làm bất mãn những người muốn làm giàu. Để khuyến khích người lao động, từ những năm cuối thập kỷ 1970 Liên Xô cho áp dụng khoán sản phẩm trong các xí nghiệp công nghiệp ở phạm vi tổ đội lao động (Бригадный подряд) nhưng kết quả chỉ thành công hạn chế và không gây được động lực lớn.
Tất cả những điểm yếu của nền kinh tế Xô viết tác động vào nông nghiệp Xô viết làm nền nông nghiệp Liên Xô trở nên già cỗi, nông nghiệp và nông thôn không được tái đầu tư, khoảng cách thành thị – nông thôn ngày càng lớn, thanh niên nông thôn dồn hết vào thành phố, nông thôn suy thoái, sản xuất nông nghiệp sa sút nghiêm trọng. Đến giữa những năm 1980 nông nghiệp và nông thôn đã là một vấn đề rất trầm trọng của xã hội Xô viết, một số sản phẩm nông nghiệp đã phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đảng và chính phủ Liên Xô đã có những cố gắng đầu tư cho nông nghiệp trong những năm 1970 – 1980 bằng các dự án thành lập các tổ hợp Nông – công nghiệp nhưng vì chưa đánh giá hết những nguyên nhân gốc rễ và cách tiếp cận cũng mang tính quan liêu mệnh lệnh nên chương trình nhiều tham vọng này cũng không thành công.
Đến giữa những năm 1980, nền kinh tế Xô viết đã bộc lộ những điểm yếu rất lớn. Tuy vẫn duy trì được vị thế nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (chỉ kém Mỹ) với GDP đạt 2,66 nghìn tỷ USD (năm 1990)[21], nhưng nền kinh tế Liên Xô đã bị lạc hậu hơn so với các nước kinh tế thị trường mạnh nhất như Mỹ, Nhật, Đức. Trong nền kinh tế tích tụ rất nhiều mâu thuẫn ảnh hưởng lớn lên xã hội và đó là nguyên nhân để Tổng bí thư Gorbachov tiến hành cải cách cải tổ (perestroika), tuy nhiên cải cách chỉ tập trung vào cơ cấu chính trị trong khi không quan tâm đến cải cách mô hình kinh tế nên đã thất bại và Liên Xô sụp đổ.
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga (RSFSR) được phân chia thành 16 nước cộng hòa tự trị (avtonomnaya respublika-автономная республика), 6 khu (krai-край) và 49 tỉnh (oblast-область). Dưới cấp khu có thể có tỉnh tự trị, dưới cấp tỉnh và khu còn có thể có các vùng dân tộc (thiểu số) (nationalny okrug-национальный округ), đến năm 1977 được đổi tên thành vùng tự trị (avtonomny okrug-автономный округ). Có tất cả 5 tỉnh tự trị, 10 vùng tự trị.
Trong một số nước cộng hòa (Nga, Gruzia, Azerbaidjan, Uzbekistan, Tadjikistan) còn có các nước cộng hòa tự trị và tỉnh tự trị.
Tất cả các đơn vị hành chính-lãnh thổ nói trên được phân chia thành các huyện (rayon-район) và thành phố trực thuộc tỉnh, vùng và nước cộng hòa.
Dân trí Phó Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc từng trực tiếp thị sát trong thân đập Sông Tranh 2 thời điểm khu vực thủy điện này liên tiếp xảy ra động đất. Điểm nóng buôn lậu vùng biên giới, vùng cao đang rét hại, Tây Nguyên hạn hán khốc liệt, đê sông Hồng cát tặc lộng hành..., "mặt trận" nào ông cũng có mặt...
>> Mỹ phái máy bay chiến đấu tàng hình F-22 tới Hàn Quốc
Chủ Nhật, 15/05/2016 - 06:00
Liên Xô
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết | |||||
---|---|---|---|---|---|
Các
tên khác Союз Советских Социалистических Республик Soyuz Sovetskikh Sotsialisticheskikh Respublik | |||||
| |||||
| |||||
Khẩu hiệu | |||||
Пролетарии всех стран,
соединяйтесь! (chuyển tự: Proletarii vsekh stran, soyedinyaytes'!) Tiếng Việt: Vô sản toàn thế giới, đoàn kết lại! | |||||
Quốc ca | |||||
"Quốc tế ca" (1922–1944) "Quốc ca Liên bang Xô Viết" (1944–1991) | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Liên bang Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa (1922-1990) Cộng hoà bán tổng thống (1990-1991) | ||||
• Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên
Xô • Nguyên thủ quốc gia • Người đứng đầu chính phủ |
Joseph
Stalin (đầu tiên) Vladimir Ivashko (cuối cùng) Mikhail Kalinin (đầu tiên) Mikhail Gorbachev (cuối cùng) Vladimir Lenin (đầu tiên) Ivan Silayev (cuối cùng) | ||||
Ngôn ngữ chính thức | Không có, tiếng Nga de facto | ||||
Thủ đô | Moskva
(Москва) | ||||
Thành phố lớn nhất | Moskva | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 22.402.200 km² | ||||
Múi giờ | UTC+2 đến +13 | ||||
Lịch sử | |||||
Độc lập
| |||||
Tháng 2, 1917 | Cách mạng tháng Hai | ||||
7 tháng 11, 1917 | Cách mạng tháng Mười | ||||
30 tháng 12, 1922 | Tuyên bố thành lập | ||||
1 tháng 2, 1924 | Quốc tế Công nhận | ||||
26 tháng 12, 1991 | Giải thể | ||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (1991) | 293.047.571 người | ||||
Mật độ | 13,08 người/km² | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (1990) | Tổng số: 2.660 tỷ USD (hạng 2 thế giới) | ||||
Đơn vị tiền tệ | Rúp Xô viết (RUR ) |
Các tên gọi không chính thức: Liên bang Xô viết (tiếng Nga: Советский Союз, chuyển tự. Sovietsky Soyuz, tiếng Anh: Soviet Union), Liên Xô.[1]
Sự thành lập quốc gia này gắn liền với quá trình sụp đổ của Đế chế Nga trong Chiến tranh thế giới thứ nhất: cuộc Cách mạng tháng Hai lật đổ chính quyền Nga hoàng và Cách mạng tháng Mười năm 1917 lật đổ Chính phủ Lâm thời của Aleksandr Fyodorovich Kerensky sau đó. Liên Xô hình thành là chiến thắng của những người cộng sản Nga (Bolshevik) đứng đầu là Vladimir Ilyich Lenin trong cuộc Cách mạng Tháng Mười và trong cuộc nội chiến Nga (1918 – 1922).
Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản. Là quốc gia rộng nhất thế giới và sự xuất hiện của nhà nước Liên Xô xã hội chủ nghĩa đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình lịch sử của thế giới. Trong thế kỷ 20, sau khi Liên Xô xuất hiện, mọi sự kiện lớn của thế giới – nhiều hay ít – đều có dấu ấn và chịu ảnh hưởng của Liên Xô.
Liên Xô chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ hai và mạnh lên thành một siêu cường của thế giới. Nửa sau thế kỷ 20 là cuộc đấu tranh giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa (tự gọi là Thế giới tự do) do Hoa Kỳ đứng đầu và phe Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu mà cuộc Chiến tranh Lạnh là đỉnh cao.
Lãnh thổ Liên Xô thay đổi theo thời gian. Gần đây nhất nó giống lãnh thổ Đế quốc Nga, trừ các nước Ba Lan và Phần Lan, ngoài ra còn có Alaska Đế quốc Nga đã bán cho Mĩ trước đó vào năm 1867.
Mục lục
- 1 Thành phần và những thay đổi về lãnh thổ
- 2 Lịch sử
- 3 Hệ thống chính trị
- 4 Hệ thống kinh tế
- 5 Phân chia lãnh thổ của Liên Bang Xô Viết
- 6 Danh nhân thời Xô viết
- 7 Chú thích
- 8 Xem thêm
- 9 Đọc thêm
- 10 Liên kết ngoài
Thành phần và những thay đổi về lãnh thổ[sửa | sửa mã nguồn]
Thành phần Liên bang Xô viết như sau:- Theo Hiệp ước về thành lập Liên Xô (30 tháng 12, 1922), 4 nước đầu tiên kí vào hiệp ước thành lập Liên Xô
bao gồm:
- Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga (sau tách ra thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Uzbekistan, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Turkmenia, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Tajikistan, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Kazakhstan, Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Kirghizia),
- Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina,
- Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Belorussia,
- Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Ngoại Kavkaz (từ 1936 tách thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Azerbaijan, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Armenia và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Gruzia).
- Năm 1940 có thêm Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Moldavia, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Latvia, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Litva và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Estonia
Ở thời điểm 1990, Liên Xô có tổng cộng 15 nước Cộng hòa trực thuộc.
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Cách mạng và sự hình thành[sửa | sửa mã nguồn]
|
|
Trục trặc khi nghe tập tin âm thanh này? Xem hướng dẫn. |
Vào đầu thế kỷ 20, Đế quốc Nga là một cường quốc ở châu Âu có tiềm lực đất đai và dân số to lớn, nhưng trình độ phát triển kinh tế – xã hội còn rất lạc hậu so với các cường quốc châu Âu khác như Anh, Đức, Pháp... Xã hội ẩn chứa nhiều mâu thuẫn gay gắt không được giải tỏa: xã hội Nga là xã hội chuyên chế độc tài của quý tộc và tư sản lớn, tự do tư tưởng bị bóp nghẹt không làm hài lòng giới trí thức (интеллигенция – intelligentsia), trung lưu thành thị và giới tư sản quý tộc nhỏ; nước Nga lại là nơi có phong trào Marxist cấp tiến mạnh nhất, do Lenin đứng đầu với đảng Bolshevik chủ trương làm cách mạng xã hội chủ nghĩa để xây dựng chủ nghĩa cộng sản.
Những mâu thuẫn trên trong Chiến tranh thế giới thứ nhất không những không được cởi bỏ mà cùng với những thất bại to lớn trong chiến tranh, xã hội Nga đi vào bất ổn. Quốc khố cạn kiệt, nợ nước ngoài cao, lạm phát không kiểm soát được, dân chúng cực khổ, chiến tranh làm phá sản hàng loạt doanh nghiệp gây thất nghiệp đô thị trầm trọng, nạn đói lan tràn tại nông thôn, các tầng lớp nhân dân, binh lính oán ghét nhà cầm quyền và chiến tranh, trong quân đội mâu thuẫn giữa binh lính và tầng lớp sĩ quan quý tộc phát triển thành chống đối. Tháng 2 năm 1917 đã nổ ra Cách mạng tháng Hai: khởi nghĩa vũ trang tại Petrograd đã lật đổ chính phủ Nga hoàng và thành lập Chính phủ Lâm thời của giai cấp tư sản do Aleksandr Fyodorovich Kerensky – một đảng viên của Đảng Cách mạng Xã hội đứng đầu. Chính phủ Lâm thời chủ trương phá bỏ chế độ độc tài chuyên chế, tự do hóa xã hội Nga theo các tiêu chuẩn như các quốc gia châu Âu đương thời, nhưng vẫn chủ trương theo đuổi chiến tranh bên phía Đồng Minh Anh – Pháp đến thắng lợi cuối cùng. Chính phủ cũng tuyên bố đảm bảo quyền lợi của giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp xã hội khác.
Sau Cách mạng tháng Hai, dưới sự lãnh đạo của đảng Bolshevik đồng loạt xuất hiện các tổ chức "hội đồng" (tiếng Nga: совет) hay Xô viết của công nhân, nông dân và binh lính để bảo vệ quyền lợi của chính họ. Thời gian giữa hai cuộc cách mạng là khi hai chính quyền song song tồn tại: chính quyền trung ương là của Chính phủ Lâm thời nhưng các sắc lệnh muốn được thi hành phải có sự chấp thuận của các Xô viết của công – nông – binh. Đảng Bolshevik rầm rộ tung khuếch trương cho cách mạng vô sản với khẩu hiệu "tất cả chính quyền về tay các Xô viết" và kêu gọi binh lính phản chiến làm cách mạng "Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng".
Chính phủ Lâm thời trong thời gian tám tháng tồn tại đã tiếp tục tiến hành chiến tranh với Đức-Áo-Hung, song đã bất lực trong cả nỗ lực chiến tranh và ổn định tình hình trong nước. Sau một loạt thất bại do quân Đức gây ra, quân đội trở nên chán nản, binh lính tan rã không còn tuân lệnh cấp trên, bắt giết sĩ quan và tự động đào ngũ. Các lực lượng bảo hoàng tiến quân về thủ đô để giải tán chính phủ (cuộc hành quân của tướng Kornilov - Корнилов). Chính phủ Lâm thời phải dựa vào tầng lớp công nhân, nông dân để gọi lính, và cũng phần nào do đó mất uy tín vào phía Bolshevik. Nước Nga vào đêm trước của Cách mạng tháng Mười hỗn loạn, chính phủ không còn có thể kiểm soát được tình hình.
Ngày 25 tháng 10 năm 1917 (theo lịch Julius, thời đó Nga còn dùng lịch Julius), tức ngày 7 tháng 11 theo lịch Gregory, Lenin và các đảng viên Bolshevik lãnh đạo các Xô viết làm Cách mạng tháng Mười lập chính quyền Xô viết của công, nông, binh. Sau khi cách mạng thành công, chính quyền lập tức ban hành sắc lệnh về hòa bình, sắc lệnh về ruộng đất và ra khỏi chiến tranh với các điều kiện rất ngặt nghèo của phía Đức (Hòa ước Brest-Litovsk).
Ngay sau Cách mạng tháng Mười, nước Nga rơi vào thời kỳ nội chiến cực kỳ đẫm máu (1918-1922). Hồng quân Xô viết có thành phần chủ yếu là tầng lớp dưới của xã hội, học vấn thấp nhưng có số lượng đông đảo như công nhân, nông dân, cựu quân nhân và một bộ phận cựu sĩ quan của Đế quốc Nga cũ. Phía bên kia là các thành phần thuộc lực lượng bảo hoàng, các đảng phái đối lập, trung lưu thành thị, sĩ quan, một bộ phận nông dân, Cozak... gọi chung là Bạch vệ. Lực lượng Bạch vệ nhận được sự giúp đỡ của các quốc gia tư bản châu Âu để chống lại phe công - nông - binh nổi dậy. Đặc trưng của cuộc nội chiến là tính ác liệt không khoan nhượng. Đến cuối năm 1920 về cơ bản Hồng quân đã giành chiến thắng, quân bạch vệ bị thất bại và mất quyền lực hoàn toàn, thay vào đó chính quyền cộng sản được thành lập trên toàn lãnh thổ còn lại của Đế quốc Nga.
Ngày 30 tháng 12 năm 1922, đại biểu Xô viết đến từ những vùng lãnh thổ còn lại của Đế chế Sa hoàng cũ (trừ Ba Lan, Phần Lan và các nước Baltic) đã nhóm họp và thống nhất quốc hiệu là Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết.
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai[sửa | sửa mã nguồn]
Ngay sau nội chiến kết thúc, nền kinh tế Liên Xô đứng trước nguy cơ phá sản: ở nông thôn, nạn đói hoành hành, cướp bóc thổ phỉ nổi lên khắp nơi, hàng đoàn dân chết đói chạy vào thành phố ăn xin; còn ở thành phố, công nghiệp đình đốn, thất nghiệp cực điểm, tiền không còn giá trị, nguyên liệu, tài chính cạn kiệt – và tình hình xã hội lúc đó cực kỳ căng thẳng. Đứng trước tình hình đó, Lenin cho tiến hành chính sách kinh tế mới, hay NEP (Новая экономическая политика – НЭП), để thay thế cho chính sách cộng sản thời chiến đã được áp dụng trong nội chiến. NEP là chính sách dùng cơ chế kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, kêu gọi đầu tư tư bản dưới sự định hướng kiểm soát của nhà nước. Đối với nông nghiệp, thay vì trưng thu mọi nông sản của nông dân như trong thời chiến, NEP dùng cơ chế thuế để điều tiết, nông dân sau khi làm nghĩa vụ thuế có thể mua bán nông sản trên thị trường tự do. Tại thành phố chính sách mới khuyến khích đầu tư của tư bản trong nước và nước ngoài, nhà nước chỉ kiểm soát những ngành quan trọng sống còn với quốc gia. NEP của Lenin đã nhanh chóng cho kết quả rất tốt: nạn đói nhanh chóng bị đẩy lùi, công nghiệp, thương mại được phục hồi, tình hình nông thôn và thành thị được ổn định, xã hội có tích luỹ và đời sống người dân tốt lên nhanh chóng.Ngay sau khi Lenin mất (1924), trong ban lãnh đạo đất nước này đã diễn ra cuộc đấu tranh nội bộ quyết liệt do những bất đồng về đường lối xây dựng đất nước, chủ yếu là giữa hai nhóm của Iosif Vissarionovich Stalin và Lev Davidovich Trotsky. Dần dần Stalin thắng thế, nắm vị trí độc tôn trong bộ máy lãnh đạo đảng và nhà nước. Để củng cố vị trí lãnh đạo cũng như giữ vững kỷ cương xã hội, Stalin kiểm soát tất cả cơ cấu quyền lực vào tay mình, dùng trấn áp trong nội bộ đảng, nhà nước và ngoài xã hội để loại bỏ mọi mầm mống bất ổn ngay từ trước khi bộc lộ. Bộ máy Bộ dân ủy nội vụ (NKVD – Народный коммисариат внутренних дел – НКВД) được dùng như công cụ để phát hiện các đối tượng cần phải loại bỏ, từ những nhóm đối lập với Stalin, gián điệp cho tới quan chức tham nhũng, tội phạm hình sự... Sự theo dõi, tố cáo được khuyến khích, đề cao trong nhân dân như một phẩm chất trung thành với đảng và lãnh tụ.
Về mặt kinh tế và xã hội, những năm 1920 – 1930 sau Lenin được đặc trưng bởi việc chấm dứt chính sách kinh tế mới và thiết lập nền kinh tế nhà nước tập trung cao độ theo kinh tế kế hoạch hóa toàn diện. Đất nước đặc trưng bởi sự bao trùm của bộ máy đảng trong mọi chức năng xã hội. Một quá trình to lớn có ảnh hưởng lâu dài của Liên Xô ở thời gian này là việc tiến hành thành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Cho đến nay trong và ngoài nước Nga vẫn còn nhiều tranh luận về sự nghiệp công nghiệp hóa này của Liên Xô trong các thập kỷ 1920, 1930. Kết quả thực tế là Liên Xô đã trở thành một nước công nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới trong một thời gian rất ngắn, và điều này là nền tảng kinh tế cho chiến thắng của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Mặt khác, công nghiệp hóa với tốc độ và quy mô rất lớn đã đòi hỏi các nỗ lực cực cao của xã hội và đã gây ra các căng thẳng, mất cân đối kinh tế. Thiên tai cùng với việc tập trung các nguồn lực cho công nghiệp hóa tạo nên nạn đói làm chết cả triệu người, nhất là tại Ukraina. Ban lãnh đạo Xô viết đã tiến hành tập thể hóa nông nghiệp ở nông thôn, với mục tiêu xóa bỏ sở hữu tư nhân ruộng đất và biến nền nông nghiệp từ sản xuất gia đình nhỏ lẻ thành nền sản xuất tập trung quy mô lớn (nông trường) để có thể áp dụng cơ giới hóa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp và giảm chi phí nhờ lợi thế quy mô. Tập thể hóa nông nghiệp đã vấp phải sự phản đối dữ dội của tầng lớp địa chủ giàu có (được gọi là Kulak). Để hỗ trợ cho tập thể hóa, Stalin đã cho tiến hành chiến dịch cưỡng bức tầng lớp Kulak rất quyết liệt: toàn bộ tài sản của Kulak bị tịch thu, gia đình họ bị đưa đến những vùng xa xôi hẻo lánh... Sau công nghiệp hóa và tập thể hóa kinh tế, Liên Xô chỉ còn hai thành phần kinh tế nhà nước và tập thể với đặc điểm quản lý tập trung hóa và kế hoạch hóa cao độ.
Đời sống tâm lý xã hội tại Liên Xô trong những năm 1920 – 1930 là kết hợp của hai yếu tố:
- Một mặt, kỷ luật sắt tạo nên kỷ cương xã hội: không một ai (trừ Stalin) dù ở cương vị hay tầng lớp nào cũng có khả năng bị NKVD điều tra, nỗi sợ bị pháp luật xử lý là chính sách chính thống để duy trì kỷ luật xã hội và đạo đức cán bộ Nhà nước. Người ta đã lập ra GULAG (Tổng cục quản lý các trại tập trung lao động – Главное управление лагерей – ГУЛАГ) trực thuộc bộ dân ủy nội vụ NKVD. Chức năng của GULAG không chỉ là để giam giữ tù nhân mà còn có tác dụng tích cực là cách giải quyết vấn đề nhân lực để khai phá những vùng đất hoang dã và thiếu thốn của đất nước.
- Mặt khác, những nhân tố giải phóng tích cực của cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa (thanh toán mù chữ và giáo dục miễn phí cho trẻ em, hệ thống y tế miễn phí, thực hiện bình đẳng nam nữ, chia ruộng đất cho nông dân, quốc hữu hóa tài nguyên và các nhà máy, mức sống ngày càng được nâng cao...) đã tạo động lực lớn, gây nên những làn sóng phấn khởi trong cuộc sống xã hội, những phong trào lớn được sự hưởng ứng của nhân dân, tâm lý chung của xã hội là chấp nhận hy sinh cho tương lai tươi sáng của đất nước và Chủ nghĩa xã hội, với niềm tin tuyệt đối vào lãnh tụ Stalin và Đảng Cộng sản Liên Xô.
Về y tế, nguyên tắc xã hội chủ nghĩa về chăm sóc sức khỏe đã được hình thành ngay trong năm 1918. Chăm sóc sức khỏe được kiểm soát bởi nhà nước và sẽ được cung cấp miễn phí cho mọi công dân, điều này đồng thời là một khái niệm mang tính cách mạng. Điều 42 của Hiến pháp năm 1977 quy định: tất cả công dân có quyền được bảo vệ sức khỏe và truy cập miễn phí đến bất kỳ cơ sở y tế nào ở Liên Xô. Sau cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, tuổi thọ cho tất cả các nhóm tuổi đã tăng lên. Trong giai đoạn 1922-1950, nhờ việc thiết lập hệ thống y tế rộng khắp, tỷ lệ tử vong trẻ em đã giảm nhanh chóng, từ 286,6/1000 trẻ (năm 1913) xuống còn 81/1000 trẻ (năm 1950). Tiêu thụ rượu giảm 2 lần. Tỷ lệ dân số tử vong hàng năm giảm từ 2,91% (năm 1913) xuống còn 1% (năm 1950)[3].
Việc được tiếp cận chăm sóc sức khoẻ và giáo dục miễn phí đã giúp dập tắt các dịch bệnh như sốt rét, dịch tả... và tuổi thọ trung bình của công dân Liên Xô đã tăng lên hàng thập kỷ. Phụ nữ Liên Xô lần đầu tiên được sinh đẻ trong những bệnh viện an toàn, với khả năng tiếp cận chăm sóc trước khi sinh. Chăm sóc y tế rộng rãi và miễn phí được nhìn nhận là sự ưu việt của hệ thống xã hội chủ nghĩa so với hệ thống tư bản chủ nghĩa. Những tiến bộ tiếp tục được thực hiện và vào năm 1960, tuổi thọ trung bình ở Liên Xô đã vượt qua cả Hoa Kỳ[4].
Liên Xô còn thi hành chính sách cấm phân biệt chủng tộc, bảo đảm sự bình đẳng giữa các dân tộc trên lãnh thổ Liên bang Xô Viết và thực hiện nam nữ bình quyền. Chính phủ Liên Xô chi ra những khoản đầu tư lớn để phát triển kinh tế xã hội tại các vùng kém phát triển như Trung Á, Siberia ... nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của các dân tộc chậm tiến tại các vùng này. Liên Xô cho phép phụ nữ có quyền bầu cử trước cả các nước phương Tây đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện để phụ nữ được giáo dục ở bậc cao và tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội.
Với sự hỗ trợ của chuyên gia nước ngoài và sau đó là tự lực trong nước, Liên Xô đã xây dựng được một loạt các tổ hợp công nghiệp khổng lồ ở dọc sông Dniepr, các nhà máy luyện kim như Magnitogorsk, Lipetsk và Chelyabinsk, Novokuznetsk, Norilsk và Uralmash, nhà máy máy kéo ở Volgograd, Chelyabinsk, Kharkov, Uralvagonzavod... và nhiều nơi khác. Năm 1935, Liên Xô đã khởi công giai đoạn đầu tiên của Tuyến tàu điện ngầm Moscow với tổng chiều dài 11,2 km, một công trình hiện đại thời bấy giờ và vẫn được sử dụng cho tới ngày nay[5]. Tới năm 1940, sản lượng công nghiệp của Liên Xô đã tăng gấp 7,7 lần so với năm 1913, bình quân hàng năm tăng 14%. Công nghiệp Liên Xô đã chiếm 77,4% cơ cấu nền kinh tế và chiếm 10% toàn thế giới. Cho đến lúc đó, thế giới chưa từng chứng kiến nhịp độ tăng trưởng nào nhanh như vậy[6]
Sản lượng | 1928 | 1932 | 1937 | Tăng trưởng 1932 so với 1928 (%) Kế hoạch 5 năm lần 1 |
Tăng trưởng 1937 so với 1928 (%) Kế hoạch 5 năm lần 2 |
---|---|---|---|---|---|
Sắt, triệu tấn | 3,3 | 6,2 | 14,5 | 188 % | 439 % |
Thép, triệu tấn | 4,3 | 5,9 | 17,7 | 137 % | 412 % |
Kim loại đen, triệu tấn | 3,4 | 4,4 | 13 | 129 % | 382 % |
Than, triệu tấn | 35,5 | 64,4 | 128 | 181 % | 361 % |
Dầu, triệu tấn | 11,6 | 21,4 | 28,5 | 184 % | 246 % |
Điện, tỷ KW/h | 5,0 | 13,5 | 36,2 | 270 % | 724 % |
Giấy, ngàn tấn | 284 | 471 | 832 | 166 % | 293 % |
Xi măng, triệu tấn | 1,8 | 3,5 | 5,5 | 194 % | 306 % |
Đường, tấn | 1283 | 1828 | 2421 | 165 % | 189 % |
Máy công cụ, nghìn chiếc | 2,0 | 19,7 | 48,5 | 985 % | 2425 % |
Xe hơi, nghìn chiếc | 0,8 | 23,9 | 200 | 2988 % | 25000 % |
Giày dép, cặp xách | 58,0 | 86,9 | 183 | 150 % | 316 % |
Trong lịch sử, nước Anh cần 200 năm để trở thành một nước công nghiệp, nước Mỹ cần 120 năm, Nhật Bản cần 40 năm. Trong khi đó, Liên Xô chỉ cần 18 năm để hoàn thành về cơ bản quá trình công nghiệp hóa của mình. Đây là tốc độ công nghiệp hóa nhanh nhất mà thế giới từng ghi nhận.
Giáo sư Kolesov tin rằng nếu không có các chính sách công nghiệp hóa của Stalin thì Liên Xô không thể duy trì nền độc lập chính trị và kinh tế của đất nước. Giá trị của công nghiệp hóa đã được xác định trước bởi tình trạng lạc hậu về kinh tế và một thời hạn quá ngắn để loại bỏ nó. Liên Xô đã loại bỏ tình trạng lạc hậu của đất nước chỉ trong thời gian rất ngắn là 13 năm (ngay trước khi Đức Quốc xã tấn công Liên Xô), thành quả rất lớn này đã cho phép Liên Xô chiến đấu, và cuối cùng giành chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ hai.[9]
Chiến tranh thế giới thứ hai[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 1939, nguy cơ chiến tranh thế giới đã hiển hiện rất rõ ràng tại châu Âu. Liên Xô trước đó vài năm đã theo đuổi chính sách an ninh tập thể, Liên Xô kêu gọi một sự hợp tác với các nước Anh, Pháp để cùng kiềm chế nước Đức phát xít của Adolf Hitler đang quân phiệt hóa rất mạnh, nhưng Anh-Pháp đã không hồi đáp đề nghị này.Năm 1939, sau khi Anh-Pháp ký với Đức Hiệp ước München và làm ngơ cho việc Đức chiếm toàn bộ Tiệp Khắc, ban lãnh đạo của Liên bang Xô viết tin rằng Anh-Pháp muốn hướng cỗ máy chiến tranh Đức nhắm vào họ. Phản ứng lại, Liên Xô thay đổi đột ngột chính sách đối ngoại của mình: quay sang hòa hoãn với Hitler. Liên Xô và Đức đã ký hiệp định không xâm phạm lẫn nhau (Hiệp ước Molotov-Ribbentrop) và đi xa hơn nữa hai bên ký biên bản thỏa thuận bí mật (секретный протокол) phân chia ảnh hưởng ở các nước khác. Khi Đức tấn công Ba Lan, phần lãnh thổ Tây Ukraina, Tây Belarusia vốn bị quân Ba Lan chiếm năm 1919 sẽ được quay trở về Liên Xô. Liên Xô có quyền đòi lại những lãnh thổ từng thuộc nước Nga cũ: 3 quốc gia vùng biển Baltic (Estonia, Latvia, Litva), phần đất Karelia (bị Phần Lan chiếm năm 1921) và Bessarabia (Moldova ngày nay) bị România chiếm năm 1920. Đổi lại Liên Xô sẽ trung lập trong chiến tranh giữa Đức và khối Anh – Pháp.
Theo đúng tinh thần của biên bản bí mật, sau khi Đức tấn công Ba Lan gây chiến tranh thế giới (1 tháng 9 năm 1939), Quân đội Xô viết kéo vào Ba Lan, thu hồi lại Tây Belarusia, Tây Ukraina, thu hồi lại vùng Bessarabia lập nên nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Moldavia (ngày nay là Moldova). Năm 1940, Liên Xô sáp nhập ba quốc gia vùng biển Baltic: Estonia, Latvia, Litva và lập nên ba nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa vùng Baltic (ban đầu không được Quốc tế công nhận) và gây chiến tranh chống Phần Lan để thu hồi dải đất Karelia (bị Phần Lan chiếm năm 1921) để lập nên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết tự trị Karelia. Trong Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan (1940) quân đội Xô viết đã bộc lộ những yếu kém, lạc hậu của mình và đó cũng là một nguyên nhân để Hitler tấn công Liên Xô năm 1941.
Ngày 22 tháng 6 năm 1941 nước Đức Quốc xã tấn công Liên bang Xô viết và bắt đầu "Chiến tranh vệ quốc vĩ đại" của Liên Xô (1941 – 1945). Liên Xô tham gia vào khối Liên minh chống phát xít gồm Anh, nước Pháp tự do và sau này là Mỹ, Úc, New Zealand, Canada, Trung Quốc... Quân đội Liên Xô trong giai đoạn đầu 1941 – 1942 đã chịu nhiều thất bại lớn, bị đẩy lùi với tổn thất rất lớn vì những nguyên nhân sau:
- Quân đội Xô viết dù đã nỗ lực hoàn thiện nhưng năm 1941 vẫn còn kém khá xa Wehrmacht (quân đội Đức Quốc xã) về mọi mặt: quân số, trang bị vũ khí (quân đội Đức được tái vũ trang từ trước, rất hiện đại, nhất là sau khi chiếm được nước Pháp với các nguồn công nghiệp chiến tranh khổng lồ của nước này), trình độ tác chiến, tinh thần chiến đấu và nhất là quân đội Đức đã đi trước các nước khác khá xa về tư duy quân sự trong nghệ thuật chiến tranh: Đức đã phát kiến ra các chiến thuật chiến tranh cơ động, đây là cuộc cách mạng trong nghệ thuật quân sự với sự sử dụng tập trung các mũi nhọn xe tăng thiết giáp, không quân và bộ binh cơ giới... Trong khi đó quân đội Xô viết cũng như các quân đội châu Âu khác vẫn còn nặng về tư duy chiến tranh trận địa của Chiến tranh thế giới thứ nhất (thảm bại của liên quân Anh – Pháp năm 1940 tại chiến trường châu Âu cũng cho thấy rất rõ điều này).
- Nền kinh tế của Đức đã được chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh và nước Đức có tiềm lực công nghiệp khổng lồ với nguồn nhân công lao động chất lượng cao của các nước châu Âu bị chiếm đóng, cộng với lao động nô lệ của người Do Thái.
- Dự đoán của Stalin đã sai: ông tin rằng chiến tranh với Đức sẽ nổ ra nhưng không sớm hơn 1942, do vậy ông không cho phép quân đội cũng như toàn quốc áp dụng các biện pháp quốc phòng ở mức độ cao vì sợ là sẽ khiêu khích Đức tấn công sớm hơn.
- Các cuộc thanh lọc trong tầng lớp sĩ quan của Hồng quân Liên Xô từ năm 1937 – 1938 khiến nhiều tướng lĩnh có kiến thức và kinh nghiệm quân sự đều đã bị cách chức hoặc bắt giam. Các tổn thất về cán bộ quân sự khiến Hồng quân bị thiếu sĩ quan có kinh nghiệm chiến đấu.
Chính phủ Liên Xô đã có những nỗ lực vô cùng to lớn để di chuyển toàn bộ các nhà máy và nguồn lực kinh tế sang các vùng sâu sau dãy Ural và Siberia và thiết lập dây chuyền sản xuất tại chỗ mới, thậm chí ngay trên đất trống ngoài trời. Khoảng 8 triệu thường dân cũng được sơ tán khẩn cấp về phía Đông, xa khỏi đòn tấn công của Đức. Tại nơi ở mới, người dân bắt tay ngay vào sản xuất với những dây chuyền sản xuất được di tản cùng họ.
Chỉ sau một năm, sản xuất đã đạt mức trước chiến tranh và sau đó tiếp tục tăng lên với tốc độ rất cao, người Xô viết đã lao động tự giác, quên mình vì chiến thắng với các nỗ lực rất phi thường. Phần lớn các dân tộc các nước Cộng hòa của Liên bang Xô viết đã đoàn kết hiệp lực tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng cộng sản Liên Xô và lãnh tụ Stalin để đẩy lùi mối họa phát xít.
Quân đội Xô Viết tuy thất bại nặng nề, bị tiêu diệt và bị bắt làm tù binh hàng triệu người nhưng đã chống trả rất kiên cường theo khẩu hiệu "tử thủ" (стоять насмерть) và gây cho quân Đức những tổn thất lớn, khiến đà tiến của Đức chậm dần. Đến cuối năm 1941, họ đã chặn đứng được quân đội Đức quốc xã tại cửa ngõ thủ đô Moskva.
Trong các năm 1942 – 1943, các nỗ lực chiến tranh và kinh tế to lớn của Liên bang Xô viết cộng với sự giúp đỡ của đồng minh Anh – Mỹ trong Liên minh chống Phát xít đã tạo được bước ngoặt cơ bản của chiến tranh bằng các chiến thắng Stalingrad và Kursk. Đến cuối năm 1944, Liên Xô đã giải phóng được toàn bộ đất đai của mình và đánh đuổi quân Đức trên lãnh thổ các nước Đông Âu và Trung Âu và đưa chiến tranh vào chính nước Đức. Tháng 4 năm 1945, quân đội Xô viết công phá Berlin. Nước Đức Quốc xã sụp đổ và đầu hàng.
Ngay sau chiến thắng đối với nước Đức, Liên Xô tham chiến chống Nhật Bản và vào đầu tháng 8 năm 1945, đã dễ dàng đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật tại Mãn Châu. Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện và Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt.
Khi quân Đức tấn công, đã có những dân tộc bất mãn với chính quyền Xô Viết như người Chechen và người Thổ tại Kavkaz, người Tartar ở Krym, người Kozak tại Ukraina và các dân tộc chống Xô Viết khác đã cộng tác với Đức quốc xã và được tham gia các lực lượng như Waffen-SS Đức, lực lượng Don Cossack (Kozak sông Đông)...[10][11][12] Vì lý do này, nhiều dân tộc thiểu số do cộng tác với Đức Quốc xã đã bị trục xuất khỏi quê hương và bị tái định cư cưỡng bức. Trong giai đoạn từ 1941 đến 1948, Liên Xô trục xuất 3.266.340 người dân tộc thiểu số đến các khu định cư đặc biệt bên trong Liên Xô, hai phần ba trong số đó là thành viên của các dân tộc bị trục xuất hoàn toàn dựa trên sắc tộc của họ, hơn một phần mười trong số đó qua đời trong thời gian này.[13] Theo số liệu của Bộ Nội vụ Liên Xô, vào tháng 1 năm 1953, số người "định cư đặc biệt" từ 17 tuổi trở lên là 1.810.140 người, trong đó có 56.589 người Nga.[14]. Theo Krivosheev, có khoảng 215.000 người Liên Xô đã tử trận khi phục vụ trong hàng ngũ quân đội Đức Quốc xã (quân Đức gọi những người Liên Xô phục vụ cho họ là Hiwi)[15]
Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm hơn 20 tới 26 triệu người Xô viết thiệt mạng, 1.710 thành phố, thị trấn và hơn 70.000 làng mạc bị phá huỷ, 32.000 cơ sở công nghiệp, 98.000 nông trang tập thể, nhiều công trình văn hóa của Liên bang Xô viết bị phá huỷ, hơn 25 triệu người mất nhà cửa. Tổng cộng, Liên Xô mất gần 30% tài sản quốc gia và gần 1/8 dân số. Các trận đánh như Trận Moscow, Trận Stalingrad, Trận Kursk, Chiến dịch Bagration là những chiến dịch có quy mô, sức tàn phá và số thương vong ghê gớm nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Dù vậy, mỗi người dân Liên Xô đã có những nỗ lực lao động phi thường để bù đắp tổn thất và góp phần làm nên chiến thắng chung cuộc. Chỉ trong 1 năm rưỡi (từ tháng 6/1941 đến hết 1942), Liên Xô đã sơ tán hơn 2.000 xí nghiệp và 25 triệu dân và sâu trong hậu phương. Các nhà máy tăng nhanh tốc độ sản xuất, năm 1942, sản lượng vũ khí đã tăng gấp 5 lần so với 1940 và đã bắt kịp Đức, tới năm 1944 thì đã cao gấp đôi Đức.
Giai đoạn 1941-1945, trung bình mỗi năm Liên Xô sản xuất được 27.000 máy bay chiến đấu, 23.774 xe tăng và pháo tự hành, 24.442 khẩu pháo (từ 76mm trở lên); con số này ở phía Đức là 19.700 máy bay chiến đấu, 13.400 xe tăng và pháo tự hành, 11.200 khẩu pháo. Nhờ sản lượng vũ khí khổng lồ, sau chiến tranh, Liên Xô đã có trong tay một lực lượng lục quân mạnh nhất thế giới với 13 triệu người, trang bị 40.000 xe tăng và pháo tự hành và hơn 100.000 khẩu pháo các loại.
Trên vùng đất mới chiếm đóng trong quá trình chiến tranh xuất hiện các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa mới thuộc Liên Xô: Moldavia, Estonia, Latvia, Litva, Karelia.
Mặc dù có những khó khăn to lớn do hậu quả của chiến tranh, Liên Xô bước ra khỏi chiến tranh với tư thế người chiến thắng góp phần quan trọng nhất vào việc đánh thắng chủ nghĩa phát xít với uy tín quốc tế cực kỳ cao và niềm phấn khởi tự hào lớn lao của nhân dân đối với cường quốc xã hội chủ nghĩa của mình tạo tiền đề để Liên Xô mạnh lên thành siêu cường thế giới sau thế chiến.
Sau chiến tranh[sửa | sửa mã nguồn]
Liên Xô phục hồi (1945 – 1955), Chiến tranh Lạnh[sửa | sửa mã nguồn]
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt, ngay lập tức các mâu thuẫn tư tưởng, chính trị giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản đã phân các đồng minh cũ ra hai chiến tuyến của Chiến tranh Lạnh: Hoa Kỳ đứng đầu phe tư bản chủ nghĩa muốn hạn chế và triệt tiêu sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản, còn Liên bang Xô viết lãnh đạo phe xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu xây dựng chủ nghĩa cộng sản và truyền bá chủ nghĩa này ra khắp thế giới.Sau chiến tranh thế giới II, Liên Xô bị tàn phá nặng nề. Tổn thất vật chất ước tính là 2,5 nghìn tỷ rúp, tương đương với 30% toàn bộ nguồn của cải của đất nước. Sự phát triển các ngành kinh tế quan trọng bị thụt lùi tới 10-15 năm. Khoảng 20 tới 27 triệu người Liên Xô đã chết trong chiến tranh. Trước những tổn thất nặng nề đó, Liên Xô đề ra một kế hoạch 5 năm nhằm khôi phục nền kinh tế và đã hoàn thành mục tiêu này trong 4 năm 3 tháng. Đến năm 1950, Liên Xô đã đạt tổng sản phẩm quốc dân là 126 tỷ đôla (thời giá 1950), đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ (381 tỷ đôla).
Tại châu Âu sau chiến tranh, các nước Đông Âu (Ba Lan, Hungary, Cộng hòa Dân chủ Đức, Bulgaria, Tiệp Khắc, România, Albania, Nam Tư) mặc nhiên được Hoa Kỳ và phương Tây coi là khu vực ảnh hưởng của Liên Xô. Tại đây Liên Xô giúp đỡ tài chính và quân sự cho các nước này phục hồi nền kinh tế, thành lập các nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự kiểm soát của mình. Phần lớn các nước này vào năm 1955 đã tham gia Khối Warszawa với Liên bang Xô viết làm trụ cột để đối đầu với khối quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của phương Tây do Hoa Kỳ lãnh đạo. Sau này các quốc gia này tham gia Hội đồng tương trợ kinh tế COMECON. Liên Xô thông qua lực lượng quân sự hùng hậu của mình đóng trên lãnh thổ đông Âu và bằng thỏa thuận kinh tế trong COMECON để uốn nắn đường lối chính trị của các đồng minh đông Âu và sau này từng can thiệp trực tiếp để ngăn chặn các cuộc bạo động tại các nước này như tại Hungary (1956), Tiệp Khắc (1968) và Ba Lan (1982).
Ở châu Á sau chiến tranh, Liên Xô giúp những người Cộng sản thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên của Kim Nhật Thành tại vùng do Liên Xô chiếm đóng trên bán đảo Triều Tiên. Đặc biệt ngay sau chiến tranh không lâu (1949), với sự giúp đỡ to lớn về viện trợ của Liên Xô, Đảng Cộng sản Trung Quốc của Mao Trạch Đông đã chiến thắng trong Nội chiến Trung Quốc và thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa tại quốc gia đông dân nhất thế giới, làm cho thế và lực của phong trào cộng sản trên toàn thế giới tăng lên rất mạnh. Cùng với Chiến tranh Triều Tiên do Bắc Triều Tiên khởi xướng với sự ủng hộ tích cực của Liên Xô và Trung Quốc, tình hình thế giới trở nên rất căng thẳng: hai phe đã đụng độ quân sự trực tiếp, nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân là rất nghiêm trọng.
Sau chiến tranh, lãnh thổ Liên Xô được mở rộng từ các quốc gia thất trận: Nam Sakhalin (Южный Сахалин) và quần đảo Kuril (Курильские острова) từ Nhật Bản, vùng Petsamo (Петсамо – Печенга) từ Phần Lan, Klaipeda (Kлайпеда), Koenisberg (Кёнигсберг, tên Nga là Kaliningrad – Калининград) từ Đông Phổ của Đức, Ukraina Ngoại Karpat (Закарпатская Украина) từ România. Chính quyền Xô viết tiến hành trấn áp rất mạnh các cuộc bạo loạn vũ trang ly khai tại Tây Ukraina, Tây Belarus, các nước cộng hòa Baltic và trấn áp các thành phần bất mãn đặc biệt là như các quan chức chính quyền, quân đội, cảnh sát cũ, các lực lượng tư sản, địa chủ và dân tộc chủ nghĩa, thành phần trí thức thành thị của chính quyền cũ.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tuy không còn quy mô và ở mức độ cực đoan như những năm 1930 nhưng theo dõi, bắt giữ vẫn là một thành tố của chính sách nhất quán giữ yên kỷ cương xã hội Liên Xô. Sau chiến tranh và đến trước khi chết (1953), Stalin còn kịp chỉ đạo NKVD tiến hành vài đợt thanh lọc lớn như vụ Leningrad (bắt giam thành viên tỉnh uỷ Leningrad), vụ các bác sĩ giết người (bắt giam một số giáo sư bác sĩ nổi tiếng của Liên Xô chủ yếu là người Do Thái, vụ này mang sắc thái bài Do Thái rất rõ), vụ chống chủ nghĩa thế giới (cosmopolitism)... Chỉ sau khi Stalin chết, lãnh đạo mới Khrushchov phát động chống sùng bái cá nhân Stalin và xử bắn Beria (Лаврентий Павлович Берия) (giám đốc NKVD) thì Liên Xô mới đoạn tuyệt hẳn với chính sách kỷ luật sắt của chủ nghĩa Stalin.
Nhìn chung, Thời kỳ 1945 – 1955 là thời kỳ niềm phấn khởi tự hào của dân chúng Liên Xô dâng cao, nền kinh tế hồi phục và phát triển khá nhanh làm cơ sở để chạy đua vũ trang. Liên Xô lúc này (và cả sau này) chủ yếu phát triển kinh tế theo chiều rộng: gia tăng sản xuất bằng việc xây dựng thêm các công trường, nhà máy mới, khai phá thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, huy động thêm nguồn nhân lực... nhưng chưa đi vào phát triển theo chiều sâu (bằng cách tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế). Cả đất nước như một công trường lớn với các dự án rất ấn tượng như chinh phục Angara, chinh phục Bắc Băng Dương, chinh phục Taiga và miền Siberia...
Về khoa học - kỹ thuật và quân sự, vào ngày 10/10/1948, Liên Xô đã bắn quả tên lửa đạn đạo đầu tiên (P-1). Tiếp đến ngày 29/8/1949, bom nguyên tử được Liên Xô thử thành công, phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mỹ. Năm 1954, Liên Xô là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng được nhà máy điện nguyên tử. Đồng thời đất nước này còn chế tạo được tuốc-bin hơi nước có công suất 100 triệu oát, lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Công nghệ vũ trụ được nghiên cứu, tạo tiền đề cho việc phóng tàu vũ trụ đầu tiên trên thế giới vào năm 1959. Những sự việc này ngoài những ý nghĩa quân sự, chiến lược, kinh tế còn có ý nghĩa tinh thần tượng trưng rất lớn: nó đánh dấu Liên Xô đã trở thành siêu cường thế giới với mục tiêu vươn lên vượt qua Hoa Kỳ.
Siêu cường thế giới (1955 – 1975)[sửa | sửa mã nguồn]
Thời kỳ sau Stalin, nhất là từ đại hội 20 Đảng Cộng sản Liên Xô (1956) đến năm 1965 khi Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Khrushchyov đã bị bãi chức được gọi là thời kỳ "tan băng". Trong thời kỳ này tổng bí thư Nikita Sergeyevich Khrushchyov phát động phong trào chống sùng bái cá nhân Stalin: công khai lên án những sai lầm của Stalin, phục hồi danh dự cho những người bị oan, giải tán các trại tập trung lao động của GULAG và cho phép các dân tộc bị định cư cưỡng bức trở về quê hương xứ sở, truy cứu trách nhiệm hình sự các lãnh đạo NKVD và các cơ cấu quyền lực đã gây ra tình trạng trấn áp bừa bãi, khôi phục pháp chế nhà nước. Việc này có tiếng vang lớn và gây ra hệ quả hai mặt:- Một mặt phong trào này rất được lòng giới trí thức và những thành phần muốn nới lỏng kiểm soát xã hội và được họ gọi là thời kỳ "tan băng", nó gây nên một trào lưu tự do tư tưởng, văn hóa văn nghệ tự do và các xu hướng mới trong giới trí thức, văn hóa, khoa học. Hầu hết các tác phẩm văn hóa nổi tiếng, các trường phái mới gây tiếng vang của Liên Xô là kết quả của thời kỳ tan băng này. Các tầng lớp nhân dân cũng phấn khởi vì đời sống được nâng cao, các quyền tự do dân chủ được mở rộng, dân chúng không còn sống trong tâm lý sợ bị trừng phạt như thời Stalin.
- Mặt khác phong trào này cũng gây ra các hệ lụy tiêu cực cho Liên Xô. Nó khiến Mao Trạch Đông cảm thấy bị động chạm và gây ra chia rẽ với Trung Quốc, là nguồn gốc của sự phân ly trong phong trào Cộng sản thế giới: từ nay phe xã hội chủ nghĩa phân thành hai phía coi nhau như đối thủ. Nó đồng thời động chạm đến một bộ phận lớn các cán bộ ủng hộ chính sách thời Stalin và tạo ra bất mãn với nhà lãnh đạo mới, những người này bỏ phiếu phản đối Nikita Khrushchyov và sau này đã buộc ông từ chức.
Thời kỳ của Khrushchyov ngoài sự nới lỏng tương đối về kỷ luật chính trị, tư tưởng còn có sự chuyển dịch lớn về kinh tế xã hội: Các nguồn lực thay vì trước đây chỉ dồn cho các mặt hàng công nghiệp nặng cho nhiệm vụ phát triển lực lượng sản xuất (công nghiệp nhóm A) nay nhà nước Liên Xô tập trung hơn đến các ngành công nghiệp nhẹ (nhóm B) và xây dựng, nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Xô viết. Trong nông nghiệp đã cho phép kinh doanh vườn tược nhỏ của các hộ. Ở thời kỳ này người dân Liên Xô đã cho phép mình có được nhà ở căn hộ tiện nghi và các tiện nghi sinh hoạt cao cấp, phát triển tâm lý hưởng thụ: có xe ô tô riêng và nhà nghỉ ngoại ô (tuy chưa nhiều). Đời sống của dân chúng sung túc lên rất nhiều. Đây là thời kỳ Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên và đưa người đầu tiên vào vũ trụ, biểu tượng của sự vượt lên của Liên Xô đối với đối thủ tư bản chủ nghĩa Hoa Kỳ. Những thay đổi to lớn này đã tạo ra sự phấn chấn trong các tầng lớp người Xô viết.
Về cơ bản, chính sách của thời kỳ này vẫn là cố gắng cải cách xã hội trong khuôn khổ một xã hội tập quyền do Đảng lãnh đạo. Tuy đã đạt được một số thành quả quan trọng nhưng cố gắng cải cách của Khrushchyov đã gây ra một số bất mãn và gặp phải các địch thủ trong nội bộ đảng và cuối cùng các lực lượng này đã thành công trong việc buộc Khrushchyov phải từ chức.
Nhìn chung, đây là giai đoạn Liên Xô đạt mức phát triển cao nhất và có vị thế chưa từng có trong lịch sử, ngay cả khi so với nước Nga đầu thế kỷ 21:
- Về kinh tế, năm 1972, tổng sản lượng công nghiệp Liên Xô đã tăng 321 lần so với năm 1922 (năm Liên Xô thành lập), thu nhập quốc dân tăng 112 lần. Năm 1975, chỉ cần 2 ngày rưỡi, Liên Xô đã sản xuất ra lượng sản phẩm bằng cả năm 1917 (năm cao nhất của Đế quốc Nga cũ). Sản lượng công nghiệp Liên Xô chiếm 20% thế giới, tổng sản lượng nền kinh tế (GDP) chỉ đứng sau Mỹ.
- Liên Xô là nước dẫn đầu trên thế giới về trình độ học vấn tại thập niên 1970, với gần 3/4 công dân có trình độ đại học và trung học.
- Một số lĩnh vực như khoa học vũ trụ, điện hạt nhân, luyện kim, công nghệ vũ khí... Liên Xô đã có được vị trí dẫn đầu thế giới.
- Trong lĩnh vực thể thao, Liên Xô đã vươn lên vị thế dẫn đầu thế giới. Kể từ khi bắt đầu tham gia Thế vận hội (Olympic) vào năm 1952 cho tới năm 1988, trong tổng số 9 đại hội Olympic mà đoàn thể thao Liên Xô tham gia, họ đứng đầu thế giới tại 6/9 kỳ đại hội, 3 kỳ đại hội còn lại họ cũng chỉ chịu đứng thứ 2.
- Ngày 4 tháng 10 năm 1957, con tàu Sputnik 1 được Liên Xô phóng lên vũ trụ từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan, mang theo vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người được đưa vào quỹ đạo Trái Đất.
- Ngày 3 tháng 11 năm 1957, chó Laika đã trở thành sinh vật sống đầu tiên bay lên quỹ đạo trên tàu Sputnik II.
- Ngày 19 tháng 8 năm 1960, hai chú chó Belka và Strelka đã trở thành những sinh vật sống đầu tiên bay vào quỹ đạo và trở về an toàn.
- Ngày 12 tháng 4 năm 1961, phi hành gia Liên Xô Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ trên chuyến bay kéo dài 1 giờ 48 phút cùng con tàu Vostok 1. Khi hạ cánh ở một nông trang, Gagarin gặp một bà già, anh nói: "Bác đừng hoảng sợ. Con là một người Xô Viết!". Câu nói của Gagarin thể hiện niềm tự hào về đất nước Xô viết, song anh đã trở thành anh hùng - không chỉ ở Liên Xô mà trên toàn thế giới[16].
- Tiếp sau Gagarin là phi hành gia Gherman Titov với chuyến bay kéo dài 25 giờ, Titov là người đầu tiên ngủ trong không gian vũ trụ.
- Ngày 16 tháng 6 năm 1963, Valentina Tereshkova là người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ.
- Ngày 18 Tháng 3 năm 1965, phi hành gia Alexei Leonov bước ra khỏi tàu vũ trụ Voskhod 2, trở thành người đầu tiên đi bộ trong vũ trụ.
- Ngày 3 tháng 2 năm 1966, tàu thám hiểm không người lái Luna-9 đã trở thành tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh trên mặt trăng.
- Ngày 17 tháng 11 năm 1970, Lunokhod 1 đã trở thành chiếc xe tự hành đầu tiên được điều khiển từ Trái Đất để đến một hành tinh khác. Nó đã tiến hành phân tích bề mặt của Mặt Trăng và gửi hơn 20.000 bức ảnh về Trái Đất.
- Ngày 19 tháng 4 năm 1971, Salyut 1 trở thành Trạm không gian đầu tiên trong lịch sử loài người.
- Năm 1975, Venera 9 trở thành con tàu đầu tiên hạ cánh trên một hành tinh khác và tập hợp các hình ảnh về bề mặt của sao Kim.
Công dân Liên Xô được hưởng mức phúc lợi xã hội rất cao so với các nước cùng thời[18]:
- Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới quy định chế độ làm việc 8 giờ một ngày. Người lao động Liên Xô được phép nghỉ một tháng mỗi năm và trong thời gian nghỉ phép đó, họ vẫn được hưởng lương bình thường. Người lao động cũng sẽ không bị sa thải nếu không có sự chấp thuận của công đoàn.
- Người dân Liên Xô được đưa tới nơi làm việc bằng phương tiện công cộng mà không phải trả tiền.
- Người dân Liên Xô được miễn học phí tại mọi cơ sở giáo dục, từ mẫu giáo cho tới đại học.
- Nhà nước đảm bảo các sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học đều có việc làm sau khi nhận bằng.
- Người dân Liên Xô được khám chữa bệnh miễn phí hoàn toàn. Mỗi thành phố đều có hàng chục cơ sở y tế nơi người dân có thể gặp bác sĩ, được khám bệnh, chụp X-quang, chỉnh răng. Tất cả dịch vụ đều không mất tiền.
- Các bà mẹ mới sinh sẽ được phát sữa miễn phí cho tới khi con được ba tuổi. Các sản phụ có quyền nghỉ thai sản trong ba năm. Năm đầu tiên, họ vẫn được nhận lương bình thường, sau đó nếu không muốn trở lại đi làm thì sẽ được nhận trợ cấp xã hội.
Trên bình diện quốc tế, là nước Xã hội chủ nghĩa lớn và hùng mạnh nhất, Liên Xô đã trở thành đối trọng cân bằng với khối Tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu và là nguồn viện trợ chính cho các phong trào giải phóng dân tộc tại các nước Á-Phi-Mỹ latinh. Các phong trào cách mạng tại châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh liên tiếp thành công, phần nhiều các phong trào này coi Liên Xô là đồng minh hữu hảo, khiến vị thế quốc tế của Liên Xô tăng lên rất cao, khiến Mỹ và phương Tây lo ngại rằng "làn sóng Đỏ" dường như sắp bao vây họ[19].
Trì trệ (1975 – 1985)[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 1964, Hội nghị bất thường của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã bãi nhiệm Bí thư thứ nhất Khrushchov và đưa Leonid Ilyich Brezhnev (Леонид Ильич Брежнев) vào cương vị Bí thư thứ nhất (từ ngày 8 tháng 4 năm 1966 gọi là Tổng Bí thư). Thời gian từ năm 1965 đến 1985 chủ yếu dưới quyền Brezhnev thường được gọi đơn giản là thời kỳ "trì trệ" mặc dù thật ra "trì trệ" chỉ thực sự trầm trọng vào 10 năm cuối của Brezhnev (tức là từ năm 1975 trở về sau) và khái niệm này có tính tương đối.Thời kỳ này là thời kỳ mà những mâu thuẫn của xã hội Liên Xô đã chín muồi và phát tác gây những hệ quả xấu cho nền kinh tế và đời sống tâm lý, chính trị, xã hội của nhân dân. Trong kinh tế, nền sản xuất duy trì theo phương thức kế hoạch hóa và bao cấp không tạo được kích thích quyền lợi của người sản xuất nên kỷ luật lao động suy giảm, năng suất tăng kém. Việc trả lương theo mức chỉ tiêu kế hoạch và kế hoạch hóa theo sản lượng thậm chí kéo lùi việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: sản phẩm chế tạo ra càng tốn nhiều nguyên liệu thì càng nhanh hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch sản lượng và càng có lợi cho người sản xuất, nên hàng hóa của Liên Xô nhanh chóng thụt lùi về chất lượng, mẫu mã và tính cạnh tranh so với các nước phương Tây và nền kinh tế không được khuyến khích chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Kinh tế dựa nhiều vào khai thác ồ ạt các nguồn tài nguyên thiên nhiên nên không kích thích tiến bộ kỹ thuật và ô nhiễm môi trường gia tăng. Kết quả là hàng hóa trong thị trường nội địa bị thừa các sản phẩm khó tiêu thụ và đồng thời lại khan hiếm hàng hóa dễ tiêu thụ, làm nảy nở đầu cơ, tích trữ và các loại kinh tế ngầm bất hợp pháp. Thời kỳ này Liên Xô tiếp tục lao vào lập kế hoạch và triển khai các dự án lớn rất tốn kém, được tuyên truyền rầm rộ mang tính phô trương nhưng sau này thực tế cho thấy hiệu quả kinh tế kém, nặng về ý nghĩa tuyên truyền hình thức... Cũng chính vì không có động lực kinh tế nên dù là đất đai rộng lớn, phì nhiêu mà sản xuất nông nghiệp sa sút không đáp ứng được nhu cầu xã hội, càng ngày vấn đề nông nghiệp càng trầm trọng, đến cuối thời Brezhnev thì đã thật sự nóng bỏng.
Tâm lý dân chúng chán nản trở nên thờ ơ đối với các chính sách của Đảng và chính phủ. Hơn nữa hệ thống cán bộ của Đảng và nhà nước – bộ máy theo chỉ định (Номенклатура) đang trở thành tầng lớp bất bình đẳng mới ít chịu sự giám sát của nhân dân mà như sau này Mikhail Gorbachov đã từng gọi là các vị "cường hào mới" gây bất bình lớn trong xã hội khi tạo ra tham nhũng và làm suy thoái đạo đức xã hội.
Đây là thời kỳ Liên Xô chạy đua vũ trang và chạy đua vũ trụ với cường độ cao và coi ưu thế quân sự và vũ trụ so với Hoa Kỳ như một minh chứng cho tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội và đã có lúc Phương Tây cho rằng Liên Xô đã phá vỡ thế cân bằng chiến lược. Thời kỳ này đối đầu giữa hai phe khá căng thẳng nhưng cả hai bên đều có ý thức kiềm chế trong phạm vi an toàn. Trong thời gian này, Liên Xô còn giúp đỡ các lượng lượng cánh tả trên thế giới chống lại sự can thiệp của phương Tây.[20] Cuộc chạy đua vũ trang và vũ trụ tạo thêm gánh nặng cho ngân sách của Xô viết và sau này nhiều người Nga cho đó cũng là một trong các nguyên nhân để Liên Xô sụp đổ.
Trong nội bộ Liên Xô các mâu thuẫn dân tộc càng ngày càng sâu sắc. Tuy được chính quyền kiềm chế nhưng ở nhiều nước Cộng hòa (đặc biệt là ở ba nước cộng hòa Baltic – điểm đầu của sự phân rã Liên Xô sau này), dân địa phương không che giấu thái độ căm ghét người Nga và xuất hiện rất nhiều căng thẳng giữa các dân tộc giữa các nước Cộng hòa và trong nội bộ từng nước. Trong nội bộ các nước cộng sản Đông Âu tình cảm chống Liên Xô cũng được bộc lộ công khai. Năm 1968 Quân đội Xô viết đã phải can thiệp để ngăn cản Tiệp Khắc thoát khỏi tầm ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và điều này càng làm gia tăng chủ nghĩa bài Nga trong dân chúng các nước Đông Âu, họ coi sự hiện diện của Liên Xô đã kìm hãm sự phát triển của dân tộc mình. Việc Liên Xô đem quân tiến vào Afghanistan (1979) và sa lầy tại đây lại càng làm nước này bị mất đi nguồn lực cho phát triển đất nước.
Chính quyền Xô Viết đã có cố gắng cải cách mà điển hình nhất là cố gắng cải cách kinh tế của thủ tướng Aleksei Nikolayevich Kosygin (Алексей Николаевич Косыгин) nhưng vì nhiều lý do của hệ thống mà đã không thu được kết quả. Các mâu thuẫn càng ngày càng tích tụ và đến giữa những năm 1980 thì xã hội Xô viết đã ở tình trạng cần có một cải cách cơ bản sâu rộng.
Đến cuối những năm 1980, Liên Xô vẫn duy trì được vị thế siêu cường với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (chỉ kém Mỹ) với GDP đạt 2,66 nghìn tỷ USD (năm 1990), bình quân đầu người đạt 9.500 USD[21]. Tuy nhiên, nền kinh tế Liên Xô đã bộ lộ nhiều khiếm khuyết so với các nước phương Tây phát triển nhất gồm Mỹ, Nhật và Đức. Trong nền kinh tế tích tụ rất nhiều mâu thuẫn ảnh hưởng lớn lên xã hội và đó là nguyên nhân để Tổng bí thư Gorbachov tiến hành cải cách cải tổ (perestroika), tuy nhiên cải cách chỉ tập trung vào cơ cấu chính trị trong khi không quan tâm đến cải cách mô hình kinh tế nên cuối cùng đã thất bại.
Cải tổ và tan rã[sửa | sửa mã nguồn]
Tốc độ và quy mô của các sự kiện làm những người chủ xướng cải cách không còn kiểm soát được tình hình và bị cuốn theo các sự kiện. Các thành quả kinh tế thì còn rất nhỏ bé mà khủng hoảng chính trị ngày càng trầm trọng: các lực lượng đòi ly khai dần dần nắm các vị trí lãnh đạo của các Nước Cộng hòa và ra các tuyên bố về chủ quyền của Nước Cộng hòa. Xung đột sắc tộc trở nên phức tạp có đổ máu, thậm chí có nơi chính quyền các Nước Cộng hòa lãnh đạo cuộc xung đột với các Nước Cộng hòa lân cận. Mâu thuẫn dân tộc rất lớn trong lòng Liên Xô trước đây được kiềm chế thì nay đã bộc lộ và tiến triển không thể kiểm soát được. Một khi tình hình hỗn loạn thì các mối liên hệ kinh tế giữa các vùng miền và các nước cộng hòa cũng bị gián đoạn làm tình hình kinh tế trở nên sa sút, tình hình xã hội trở nên hỗn loạn. Các đảng viên cộng sản bị mất hoàn toàn sự kiểm soát và kỷ luật của Đảng, nhiều người quay sang trở thành các lực lượng quốc gia dân tộc chủ nghĩa. Ngay cả Xô viết Tối cao Nga, nước cộng hòa trụ cột của Liên Xô, cũng ra nghị quyết đặt luật pháp nước cộng hòa cao hơn hiến pháp Liên Xô, quyền lực của nhà nước trung ương Liên Xô dần dần bị tan rã.
Tháng 4/1989, Gorbachev kêu gọi các ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tuổi đã cao hãy nghỉ hưu. 115 ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã viết đơn xin nghỉ hưu vì tin rằng đất nước sẽ phát triển hơn với đội ngũ được trẻ hóa. Đây chính là sai lầm của những người cộng sản trung thành trong Đảng Cộng sản Liên Xô. Trong ba năm 1987-1989, khoảng 50% cán bộ cơ quan chiến lược trong quân đội, hơn 100 cán bộ chính trị cấp chiến dịch - chiến lược và 30% tướng lĩnh bị cách chức hoặc loại khỏi quân đội với lý do “tư tưởng bảo thủ, không ủng hộ cải tổ”, thay thế họ là những phần tử “cấp tiến”[22] Sức kháng cự của những Đảng viên trung thành dần suy yếu và cuối cùng đã tê liệt.
Phương Tây cũng đã thành công trong việc cài cắm những nhân vật có tư tưởng cải cách nắm quyền tại các cơ quan truyền thông, báo chí, tuyên truyền lớn của Liên Xô. Từ 1986 đến 1988, một loạt cán bộ chủ chốt của các tờ báo lớn tại Liên Xô được thay thế bởi những người ủng hộ chủ trương “Tây hóa”, mặt trận báo chí của Đảng Cộng sản Liên Xô dần bị "đánh chiếm". Từ đó, báo chí Liên Xô liên tục gây khuynh đảo dư luận khi ngấm ngầm (rồi sau đó công khai) viết bài chỉ trích lịch sử cách mạng, trong khi lại tán dương chủ nghĩa tư bản phương Tây. Ảnh hưởng từ báo chí, tư tưởng Đảng viên và nhân dân Liên Xô trở nên dao động dữ dội, ngày càng có nhiều người bi quan về đất nước trong khi lại ảo tưởng về phương Tây[23] Năm 1994, nhà văn Yuri Boldarev khi nhìn lại tình cảnh của thời kỳ này đã nói: “Trong sáu năm, báo chí Liên Xô đã thực hiện được mục tiêu mà quân đội Đức Quốc xã với hàng triệu quân tinh nhuệ nhất cũng không thể thực hiện được khi xâm lược nước ta, đó là đánh đổ Nhà nước Liên Xô. Quân đội Đức có thiết bị kỹ thuật hàng đầu nhưng thiếu một thứ, đó là hàng triệu ấn phẩm mang vi khuẩn hủy diệt tư tưởng của nhân dân Liên Xô”[24].
Trước tình hình đất nước rối ren, ngày 19 tháng 8 năm 1991 một số nhà lãnh đạo theo đường lối cứng rắn (Chủ tịch Quốc hội Lukyanov, Chủ nhiệm KGB Kryuchkov, Phó Tổng thống Yanaev, Thủ tướng Pavlov) tiến hành đảo chính với mục tiêu bảo toàn sự thống nhất của Liên bang Xô viết, lập Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp, tước bỏ quyền lực của Tổng thống Liên Xô Gorbachov và đưa quân đội vào thủ đô. Nhưng lực lượng đảo chính không đạt được sự ủng hộ của dân chúng và quân đội các địa phương, các chỉ huy đảo chính thì do dự không quyết đoán. Đảo chính càng làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các nước cộng hòa và các thế lực chính trị lãnh đạo các khu vực. Chỉ qua 2 ngày (21 tháng 8) Bộ trưởng Quốc phòng, Nguyên soái Yazov ra lệnh rút quân khỏi Moskva, đảo chính thất bại.
Trong việc đánh bại đảo chính có vai trò nổi bật của Tổng thống Liên bang Nga Boris Yeltsin, người đã hiệu triệu dân chúng bảo vệ Nhà Trắng, trụ sở chính phủ Nga. Thực ra chính tình báo Mỹ đã thông đồng với Boris Yeltsin và và báo trước cho ông ta biết về những kế hoạch quan trọng của phe đối lập, giúp ông ta giành thắng lợi trong cuộc đối đầu với Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp do CIA đã đặt máy nghe trộm ngay dưới chân điện Kremli. Đích thân tổng thống Mỹ George Bush (cha) và thủ tướng Anh là John Major đã gọi điện báo trước về âm mưu đảo chính và thúc giục Yeltsin phải có hành động nhằm tranh thủ sự đồng tình và nắm chắc quân đội. Cho đến tận sau này, nhiều người Nga vẫn đánh giá Boris Yeltsin rất tiêu cực vì sự thông đồng của ông ta với tình báo nước ngoài.
Sau đảo chính, tình hình biến chuyển nhanh chóng. Ngày 8 tháng 12 tại Minsk, thủ đô của Belarus, các nhà lãnh đạo ba nước cộng hòa Nga, Belarus và Ukraina ra tuyên bố ký thỏa thuận thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG – Содружество Независимых Государств), chấm dứt sự tồn tại của Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết. Ngày 21 tháng 12 tại Alma Alta, thủ đô của Kazakhstan, tất cả các nước cộng hòa trừ ba nước vùng biển Baltic ký tuyên ngôn tôn trọng các tôn chỉ và mục đích của thỏa thuận thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập. Ngày 25 tháng 12 năm 1991, Liên Xô chính thức chấm dứt tồn tại. Khi Liên bang Xô-viết tan rã, tương ứng với Công ước Viên năm 1983, phân định tỷ lệ của từng quốc gia trên cơ sở phân tích đóng góp và phần của các nước Cộng hòa được phân chia như sau: Nga có 61,34 %, Ukraina - 16,37%, Belarus - 4,13%, Kazakhstan - 3,86%, Uzbekistan - 3,27%, Gruzia - 1,62%, tiếp theo ít dần đến Estonia với 0,62%.
Theo nguyên phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Vũ Ngọc Hoàng, thì một nguyên nhân khiến Liên Xô sụp đổ là vì sự tha hóa của một bộ phận giới lãnh đạo "đã phản bội nhân dân, bán rẻ Tổ quốc vì ngai vàng của cá nhân", "Nhiều người đã giải thích rằng do địch phá bằng “diễn biến hòa bình”... Đấy là cách giải thích miễn cưỡng, tự trấn an mình. Địch thì lúc nào mà chẳng phá ta? Phá là việc của địch, còn ngã đổ là chuyện của ta... thời kỳ trước đó, khi 14 nước đế quốc tập trung bao vây nhà nước Xô viết còn non trẻ, rồi nội chiến, rồi chủ nghĩa phát-xít đã tập trung cao độ lực lượng với 500 sư đoàn thiện chiến trong đại chiến thế giới lần thứ 2 để tiêu diệt Liên Xô, nhưng không tiêu diệt được. Ngược lại, Liên Xô đã lớn mạnh thành một cường quốc hàng đầu thế giới... nhưng về sau địch chẳng tốn một viên đạn mà Liên Xô vẫn đổ ào không cứu vãn được, cứ như một cơn đột quỵ dữ dội và bất ngờ..." "Bản chất của vấn đề Liên Xô đổ là tự đổ, do tha hóa quyền lực mà đổ, do không thể tự đứng được nữa mà đổ, do thối nát mà đổ, chứ chẳng phải ai xô ngã được."[25]
Từ khi dựng nước, Liên Xô đã trải qua rất nhiều khó khăn thử thách và đã vượt qua tất cả: Năm 1917, 35 vạn đảng viên Bolshevik đã lãnh đạo giai cấp công nhân Nga lật đổ ách thống trị của Sa hoàng, cùng nhân dân đánh bại sự can thiệp vũ trang của 14 nước phương Tây để bảo vệ thành công cách mạng. Năm 1941, 5.540.000 đảng viên đã cùng nhân dân chiến thắng quân đội phát xít Đức trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, rồi sau đó lãnh đạo công cuộc xây dựng Liên Xô trở thành siêu cường thế giới. Vậy nhưng, năm 1991, Liên Xô lại sụp đổ, không phải do quân đội kẻ thù tấn công, cũng không phải do kinh tế hay khoa học kỹ thuật yếu kém, mà chính là do sự phản bội của các quan chức cấp cao bên trong nội bộ Đảng và Nhà nước Liên Xô[23].
Sau này, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông phản đối sự tan rã của Liên Xô. Ông cho rằng lẽ ra Liên bang Xô Viết đã không bị sụp đổ, nếu như Đảng Cộng sản Liên Xô tiến hành cải cách đúng hướng và không “thả cửa” cho những tư tưởng phá hoại đất nước[26] của báo chí cũng như các phần tử cơ hội trong nội bộ Đảng.
Hậu quả của sự tan rã Liên Xô[sửa | sửa mã nguồn]
Sau khi Liên Xô tan rã, theo “liệu pháp sốc” do người Mỹ bày cho các chính khách Nga thân phương Tây mới nắm quyền [cần dẫn nguồn], ở nước Nga tiến hành cưỡng chế tư hữu hóa trong lĩnh vực kinh tế. Kết quả rất nhanh là đưa đến một nền kinh tế tiêu điều và suy thoái nghiêm trọng. Đất nước nghèo đi nhanh chóng, xã hội rơi vào hỗn loạn, phạm tội xảy ra tràn lan. Theo tài liệu của Bộ Nội vụ Nga, lúc đó toàn quốc xuất hiện hơn 8.000 băng nhóm tội phạm cỡ lớn có tổ chức. Trong Thông điệp tình hình đất nước năm 1996, Boris Yeltsin thừa nhận: “Nước Nga hiện nay đã vượt Italia, trở thành vương quốc băng đảng mafia lớn nhất thế giới”. Từ năm 1991 đến cuối thế kỷ 20, tổng giá trị sản xuất trong nước (GDP) của Nga giảm xuống 52% so năm 1990 (trong khi đó, vào thời kỳ chiến tranh từ năm 1941 đến năm 1945 chỉ giảm 22%). Sản xuất công nghiệp giảm 64,5%, sản xuất nông nghiệp giảm 60,4%. Vật giá tăng cao hơn 5.000 lần.Hệ thống y tế miễn phí và rộng khắp của Liên Xô bị hủy bỏ, hàng loạt bệnh viện công bị tư hữu hóa. Viện phí theo đó tăng chóng mặt, nhiều người dân không có đủ tiền đi chữa bệnh (điều chưa từng xảy ra dưới thời Liên Xô). Từ năm 1992 trở đi, dân số nước Nga luôn có xu thế giảm. Tuổi thọ bình quân của người Nga năm 1990 là 69,2 tuổi, đến năm 2001 sụt còn 65,3 tuổi. Thậm chí, tuổi thọ bình quân của nam giới ở một số vùng giảm xuống chỉ còn 50 tuổi.
Dưới thể chế đa đảng, hệ thống Nhà nước yếu ớt và việc thiếu vắng một lý tưởng đoàn kết xã hội, tinh thần dân tộc chủ nghĩa ở các nước cộng hòa cũ thuộc Liên Xô đã không ngừng dâng cao, khuynh hướng ly khai, dân tộc hẹp hòi ngày càng trở nên trầm trọng. Thập niên 1990, hàng loạt các cuộc chiến tranh ly khai nổ ra tại các nước thành viên thuộc Liên Xô cũ, khiến hàng trăm ngàn người thiệt mạng.
Đảng Cộng sản Liên Xô biến mất, Liên Xô tan rã đã mang lại hậu quả tai hại cho nhân dân Liên Xô. Rất nhiều học giả Nga cũng rút ra kết luận rằng, Liên Xô tan rã làm cho phát triển kinh tế - xã hội tại Nga thụt lùi mấy chục năm[27]
Sự sụp đổ của Liên Xô sau này được tổng thống Nga Putin gọi là "thảm họa địa chính trị tồi tệ nhất thế kỷ 20. Đối với nước Nga, nó đã trở thành một bi kịch thực sự. Hàng triệu công dân và những người yêu nước của chúng ta bỗng nhiên thấy họ đang sống bên ngoài lãnh thổ Nga.".[28] Cựu Thủ tướng Nga Evgeny Primakov cho rằng: "Cái giá của sự sụp đổ Liên Xô là rất khủng khiếp, nền kinh tế Nga tổn thất còn nhiều hơn Chiến tranh thế giới thứ hai. Sẽ là điên rồ nếu nói rằng đất nước này được hưởng lợi từ những năm 1990."[29]
Cựu Tổng thống Ukraine Leonid Kravchuk, một trong ba nhân vật hàng đầu tham gia ký kết hiệp định giải thể Liên Xô sau này đã nói: “Nếu như năm 1991, tôi biết được đất nước sẽ phát triển đến như cục diện như ngày hôm nay thì khi đó tôi đã nhất quyết chặt đứt cánh tay mình chứ không ký vào Hiệp định đó[30].
Theo cuộc khảo sát của Sputnik.Mneniya tại 9 nước trong số 11 quốc gia thuộc Liên Xô cũ vào năm 2016, phần lớn cư dân trên 35 tuổi (những người đã trải qua cuộc sống dưới thời Liên Xô) cho rằng cuộc sống ở Liên Xô tốt hơn so với thời kỳ sau khi đất nước tan rã. Ở Nga, 64% số người đã trải qua thời kỳ Liên Xô đánh giá rằng chất lượng cuộc sống thời đó cao hơn. Ở Ukraina, đồng ý với tuyên bố này có 60% số người trả lời, còn tỷ lệ cao nhất là ở Armenia (71%) và Azerbaijan (69%)[31]
Khảo sát của hai cơ quan điều tra dư luận ở Nga cho thấy: đa số người dân Liên Xô cũng không muốn đất nước Liên Xô tan rã. Cuối năm 2005, kết quả một cuộc điều tra dư luận của hai cơ quan độc lập nổi tiếng ở Nga cho thấy: 66% người Nga ngày nay cảm thấy nuối tiếc cho sự sụp đổ của Liên Xô; 76% số người cho rằng Liên Xô có rất nhiều điểm đáng để tự hào. 72% và 80% số người được hỏi lần lượt cho rằng Gorbachev và Yeltsin đã đẩy đất nước vào con đường sai lầm; chỉ có 1% số người được hỏi mong muốn sống dưới thời Yeltsin.[30], 60% người Nga tin rằng: sự sụp đổ của Liên Xô gây nhiều tác hại nhiều hơn là lợi ích. Trong cơn đại hồng thủy đó, nhiều nước cộng hòa hậu Xô viết đã rơi vào bạo lực sắc tộc sau khi có được độc lập, khiến cả trăm ngàn người thiệt mạng.
Theo sử gia Geoffrey Roberts, trên bình diện thế giới, sự sụp đổ của Liên Xô khiến phương Tây không còn một đối trọng đủ mạnh mẽ, thế giới ngày nay vẫn còn xa mới có thể gọi là an toàn.[32]
Hệ thống chính trị[sửa | sửa mã nguồn]
Liên Xô là nước cộng sản đầu tiên, mô hình chính trị của nhà nước Liên Xô là mẫu hình chung cho các quốc gia xã hội chủ nghĩa khác. Đặc điểm bao trùm của thể chế chính trị của nhà nước Liên Xô là chế độ một đảng lãnh đạo.Khác với đa số các nhà nước hiện đại trên thế giới theo nguyên tắc tam quyền phân lập, hệ thống chính trị Xô viết theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đảng Cộng sản lãnh đạo tối cao và toàn diện mọi mặt: chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa (điều 6 Hiến pháp Liên Xô). "Cơ quan quyền lực cao nhất" của Liên Xô là Xô viết Tối cao Liên Xô (Верховный Совет), có cả 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp và trực tiếp đảm nhiệm chức năng lập pháp. Cơ quan thường trực của Xô viết Tối cao là Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô. Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao là nguyên thủ quốc gia trên danh nghĩa, nhưng Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản mới là nhân vật số một. (Từ năm 1988 "cơ quan quyền lực cao nhất" là Đại hội đại biểu nhân dân, cơ quan thường trực của nó là Xô viết Tối cao). Ở các cấp địa phương "cơ quan quyền lực cao nhất" là Xô viết địa phương do dân bầu.
Xô viết Tối cao bầu ra Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) và phê chuẩn thành phần Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) là cơ quan chấp hành của nó, đảm nhiệm chức năng hành pháp ở trung ương. Tương tự, Xô viết địa phương bầu ra Uỷ ban hành chính (Испольнительный коммитет, viết tắt là Исполком - Ispolkom) để đảm nhiệm chức năng hành pháp ở địa phương.
Xô viết Tối cao cũng bầu Chánh án Tòa án Tối cao đứng đầu cơ quan tư pháp trung ương là Toà án Tối cao. Xô viết địa phương bầu chánh án toà án các cấp địa phương.
Hiến pháp Liên Xô cũng quy định về các quyền cơ bản của công dân như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do hội họp, tự do tín ngưỡng... như các nhà nước hiện đại khác trên thế giới.
Nhưng về thực chất đặc điểm nổi bật của hệ thống chính trị của Liên Xô là sự bao trùm của Đảng Cộng sản lên hệ thống chính trị. Đảng Cộng sản Liên Xô (Коммунистическая партия Советского Союза - КПСС) là cơ quan lãnh đạo theo hiến pháp quy định, không do dân bầu. Để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, Liên Xô áp dụng hệ thống nhân sự theo "Nomenclatura" nghĩa là hệ thống cơ cấu cán bộ theo sự chỉ định của Đảng: ở mỗi cấp chính quyền hành chính, Xô viết hoặc tư pháp thì luôn song hành với đảng ủy (Parkom - Партийный коммитет viết tắt là Парком). Các đảng viên lãnh đạo đảng ủy (hay Parkom) luôn nắm các vị trí chi phối của các Xô viết theo một tỷ lệ đảm bảo sự lãnh đạo: ứng cử viên vào các Xô viết đều phải được sự đề cử của các Parkom và các liên danh ứng cử của đảng viên và người ngoài đảng bao giờ cũng có một tỷ lệ áp đảo của đảng viên. Đối với cơ quan hành pháp cũng vậy các chức vụ lãnh đạo của các Ispolkom là từ các Parkom, thường thì các phó bí thư đảng ủy là chủ tịch các uỷ ban hành chính (Ispolkom). Các Xô viết và các Uỷ ban hành chính các cấp phải chấp hành các chỉ thị của cấp trên theo ngành dọc của mình và các chỉ thị, nghị quyết của Uỷ ban đảng đồng cấp của địa phương mình và thường các chỉ đạo này là nhất quán với nhau. Ở cấp các nước Cộng hòa và cấp Liên bang cũng vậy: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Xô viết tối cao, Chánh án Toà án tối cao thường là các Uỷ viên Bộ chính trị của Đảng, đôi khi Tổng bí thư kiêm luôn Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao (như Brezhnev) hoặc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (như Khrushchov). Các Bộ trưởng thường là Uỷ viên Bộ chính trị hoặc Trung ương Đảng. Khi họp Chính phủ hoặc Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao thì thực tế là họp Bộ Chính trị mở rộng. Nhân sự các nhiệm kỳ của các cơ quan chính trị, nhà nước trùng với nhân sự của đại hội Đảng, khi một cá nhân thôi chức tại Parkom thì họ cũng thôi nhiệm vụ tại Xô viết hoặc Ispolkom... Tại Liên Xô chỉ đạo của Đảng là trực tiếp: Đảng ủy có thể đưa ra các chỉ đạo thẳng đến các Xô viết và các Uỷ ban hành chính chứ không cần thiết phải biến các nghị quyết đảng đó thành các văn bản của các cơ quan này nữa.
Hệ thống chính trị như vậy của nhà nước Liên Xô làm xã hội Xô viết mang đặc tính tập trung quyền lực rất lớn của Đảng. Có lúc nào đó đặc tính này có thể mang lại tác dụng tốt nhưng đồng thời nó là nguyên nhân rất dễ dẫn đến các hiện tượng lạm dụng quyền lực của các cấp đảng vì các cấp ủy đảng thực tế gần như không bị nhân dân kiểm soát vì Đảng vừa làm ra pháp luật và vừa thi hành pháp luật, mà hệ quả là hiện tượng vi phạm các quyền tự do của công dân được hiến pháp quy định, cũng như các tiêu cực khác ví dụ tình trạng không quy được trách nhiệm cá nhân... Trong giai đoạn cuối của Liên Xô hệ thống này đã mất tính uyển chuyển năng động gây ra thời kỳ được gọi là "thời kỳ trì trệ" của Brezhnev.
Để hạn chế các khiếm khuyết của hệ thống chính trị một đảng lãnh đạo tập quyền tập trung như vậy, năm 1985 Tổng bí thư Gorbachov đã tiến hành cải cách chính trị. Cuộc cải cách chính trị của Gorbachov nhằm giảm bớt sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ cấu nhà nước và xã hội đã gây ra khủng hoảng chính trị và gây ra sự tan rã của Liên Xô.
Hệ thống kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]
Mô hình hệ thống kinh tế Liên Xô cơ bản là kinh tế nhà nước, là nền kinh tế phi cạnh tranh, không định hướng theo thị trường, chịu sự lãnh đạo của Đảng và tập trung hóa, kế hoạch hóa cao độ cả ở cấp vi mô và vĩ mô. Đây cũng là mô hình kinh tế chung của các Quốc gia xã hội chủ nghĩa.- Nền kinh tế nhà nước tập trung: Tuy trong nền kinh tế Xô viết còn có thành phần kinh tế tập thể trong nông nghiệp là các nông trang tập thể (Kolkhoz – Коллективное хозяйство, viết tắt là Колхоз), nhưng tỷ trọng áp đảo trong kinh tế là thành phần nhà nước với các nhà máy xí nghiệp trong công nghiệp và nông trường quốc doanh Sovkhoz (Советское хозяйство, viết tắt là Совхоз) trong nông nghiệp, đây là nền kinh tế nhà nước, tập trung điển hình nhất.
- Đảng lãnh đạo toàn bộ nền kinh tế: Các định hướng dài hạn của nền kinh tế đất nước và địa phương được thông qua tại Đại hội Đảng các cấp và các cấp ủy Đảng chỉ đạo trực tiếp việc thi hành chính sách kinh tế và giải quyết các khúc mắc trong quá trình kinh tế.
- Kế hoạch hóa cao độ: Đại hội Đảng xác định các nhiệm vụ ưu tiên của nền kinh tế và phác thảo ra các chỉ tiêu kinh tế quan trọng của một thời kỳ dài thường là 5 năm và định hướng dài 10 năm, đó là cơ sở để kế hoạch hóa. Sau đó Gosplan Liên Xô (Cơ quan kế hoạch nhà nước – Госплан) sẽ lập ra kế hoạch cho các kế hoạch năm năm, đôi khi có kế hoạch bảy năm với các chỉ số kinh tế cụ thể cho thời hạn 5 năm và từng năm cụ thể. Các kế hoạch của Gosplan sẽ được chuyển giao cho các Bộ kinh tế. Bộ sẽ lập kế hoạch chi tiết cho ngành mình và giao các chỉ tiêu kinh tế cho các doanh nghiệp dưới sự chủ quản của bộ. Các doanh nghiệp trên cơ sở kế hoạch được giao sẽ tính toán các nguồn lực và có thể đệ trình kế hoạch sản xuất lên các cơ quan chủ quản để đề nghị hiệu chỉnh. Một khi kế hoạch được thông qua đó sẽ là pháp lệnh nhà nước. Để đảm bảo tài chính cho các kế hoạch sản xuất các doanh nghiệp sẽ nhận được tiền theo kế hoạch từ Gosbank (Ngân hàng nhà nước – Госбанк) và nhận nhiên, nguyên vật liệu và các sản phẩm trung gian theo kế hoạch từ Gossnab (Cung ứng nhà nước – Госснабжение). Việc lập kế hoạch được thực hiện rất chi tiết: thậm chí Gosplan quy định đến cả giá bán buôn và bán lẻ của các loại sản phẩm, như vậy sẽ rất phức tạp, Gosplan của Liên Xô thực sự là một cơ quan ngang bộ với chức năng đặc biệt của chính phủ Liên Xô thường do một Uỷ viên Bộ chính trị - Phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng phụ trách kinh tế chỉ đạo với đội ngũ đông đảo các chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý kế hoạch, nhưng việc lập kế hoạch chi tiết như vậy vẫn không thể nào sát được với thực tế cuộc sống kinh tế của đất nước, không thể tính được các yếu tố thị trường. Vì những lý do trên nền kinh tế của Liên Xô là nền kinh tế phi cạnh tranh và không định hướng đến thị trường.
Kinh tế có kế hoạch và tách xa thị trường nên kinh tế Liên Xô tránh được lạm phát, tránh được các khủng hoảng và các rủi ro của thị trường như trong các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, giá cả có khi được duy trì cố định trong vài chục năm. Nhưng nền kinh tế như vậy không linh hoạt: một doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch sẽ ảnh hưởng lây lan, do đó kế hoạch được coi như pháp lệnh nhà nước và có tính bắt buộc rất cao. Vì kế hoạch hóa mang nhiều tính mệnh lệnh quan liêu và không sát thị trường khiến hàng hóa Liên Xô có chất lượng và tính cạnh tranh ngày càng thấp so với nước ngoài. Giá cả cố định trong một thời gian khá dài cộng với thu nhập tăng đều theo kế hoạch điều này là có lợi cho tầng lớp dân cư thích được sống bao cấp, sức mua của người dân tăng cao, nhưng ngược lại sức mua tăng mà chất lượng hàng hóa không theo kịp yêu cầu của xã hội nên gây nên nạn khan hiếm hàng hóa có giá trị tạo "văn hóa xếp hàng" ở mọi nơi, gây bất bình trong dân chúng nhất là dân thành thị.
Lợi ích doanh nghiệp và người lao động phụ thuộc vào việc hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao mà không có đối tượng cạnh tranh (ở Liên Xô cạnh tranh chỉ dưới hình thức thi đua Xã hội chủ nghĩa). Từ những năm 1960, khi thị hiếu của người dân nâng cao, việc vượt và vượt hơn nữa chỉ tiêu tạo nên một số loại hàng hóa dư thừa cực kỳ lớn trong xã hội, nhưng những loại hàng hóa khác thì lại bị khan hiếm. Kết quả là một số loại hàng hóa thì thừa nhiều, một số khác thì lại thiếu gây mất cân đối trong nền kinh tế.
Việc không có cạnh tranh và sản xuất theo kế hoạch làm cho người lao động mất động lực quyền lợi kinh tế dẫn đến sự sa sút kỷ luật và lòng hăng hái, yêu lao động và nảy sinh bàng quan, vô trách nhiệm: Vào những năm Stalin và trong chiến tranh, người lao động làm việc dưới ảnh hưởng của tinh thần yêu nước và kỷ luật sắt, chính sách công nghiệp hóa có hiệu quả cao nên không có sự sa sút, nhưng về sau vì kém động lực kinh tế nên chiều hướng làm biếng là phổ biến trong tâm lý người lao động. Đồng thời cách trả lương lao động mang tính bình quân chủ nghĩa không khuyến khích tính năng động và làm bất mãn những người muốn làm giàu. Để khuyến khích người lao động, từ những năm cuối thập kỷ 1970 Liên Xô cho áp dụng khoán sản phẩm trong các xí nghiệp công nghiệp ở phạm vi tổ đội lao động (Бригадный подряд) nhưng kết quả chỉ thành công hạn chế và không gây được động lực lớn.
Tất cả những điểm yếu của nền kinh tế Xô viết tác động vào nông nghiệp Xô viết làm nền nông nghiệp Liên Xô trở nên già cỗi, nông nghiệp và nông thôn không được tái đầu tư, khoảng cách thành thị – nông thôn ngày càng lớn, thanh niên nông thôn dồn hết vào thành phố, nông thôn suy thoái, sản xuất nông nghiệp sa sút nghiêm trọng. Đến giữa những năm 1980 nông nghiệp và nông thôn đã là một vấn đề rất trầm trọng của xã hội Xô viết, một số sản phẩm nông nghiệp đã phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đảng và chính phủ Liên Xô đã có những cố gắng đầu tư cho nông nghiệp trong những năm 1970 – 1980 bằng các dự án thành lập các tổ hợp Nông – công nghiệp nhưng vì chưa đánh giá hết những nguyên nhân gốc rễ và cách tiếp cận cũng mang tính quan liêu mệnh lệnh nên chương trình nhiều tham vọng này cũng không thành công.
Đến giữa những năm 1980, nền kinh tế Xô viết đã bộc lộ những điểm yếu rất lớn. Tuy vẫn duy trì được vị thế nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (chỉ kém Mỹ) với GDP đạt 2,66 nghìn tỷ USD (năm 1990)[21], nhưng nền kinh tế Liên Xô đã bị lạc hậu hơn so với các nước kinh tế thị trường mạnh nhất như Mỹ, Nhật, Đức. Trong nền kinh tế tích tụ rất nhiều mâu thuẫn ảnh hưởng lớn lên xã hội và đó là nguyên nhân để Tổng bí thư Gorbachov tiến hành cải cách cải tổ (perestroika), tuy nhiên cải cách chỉ tập trung vào cơ cấu chính trị trong khi không quan tâm đến cải cách mô hình kinh tế nên đã thất bại và Liên Xô sụp đổ.
Phân chia lãnh thổ của Liên Bang Xô Viết[sửa | sửa mã nguồn]
Giai đoạn 1954-1991, Liên Xô bao gồm 15 nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết:- Armenia
- Azerbaidjan
- Belorussia
- Estonia
- Gruzia
- Kazakhstan
- Kirghizia
- Latvia
- Litva
- Moldavia
- Nga
- Tadjikistan
- Turkmenia
- Ukraina
- Uzbekistan
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga (RSFSR) được phân chia thành 16 nước cộng hòa tự trị (avtonomnaya respublika-автономная республика), 6 khu (krai-край) và 49 tỉnh (oblast-область). Dưới cấp khu có thể có tỉnh tự trị, dưới cấp tỉnh và khu còn có thể có các vùng dân tộc (thiểu số) (nationalny okrug-национальный округ), đến năm 1977 được đổi tên thành vùng tự trị (avtonomny okrug-автономный округ). Có tất cả 5 tỉnh tự trị, 10 vùng tự trị.
Trong một số nước cộng hòa (Nga, Gruzia, Azerbaidjan, Uzbekistan, Tadjikistan) còn có các nước cộng hòa tự trị và tỉnh tự trị.
Tất cả các đơn vị hành chính-lãnh thổ nói trên được phân chia thành các huyện (rayon-район) và thành phố trực thuộc tỉnh, vùng và nước cộng hòa.
Danh nhân thời Xô viết[sửa | sửa mã nguồn]
Những nhà lãnh đạo quan trọng[sửa | sửa mã nguồn]
- Vladimir Ilyich Lenin (Ulyanov) (Владимир Ильич Ленин, Ульянов) – Lãnh đạo cách mạng Tháng Mười, người sáng lập nhà nước Liên bang Xô viết.
- Iosif Vissarionovich Stalin (Dzhugashvili) (Иосиф Виссарионович Сталин, Джугашвили) – Đại nguyên soái, lãnh tụ Liên Xô (Tổng bí thư Đảng Cộng sản) sau Lenin.
- Nikita Sergeyevich Khrushchyov (Никита Сергеевич Хрущёв) – Bí thư thứ nhất Đảng cộng sản sau Stalin.
- Leonid Ilyich Brezhnev (Леонид Ильич Брежнев) – Tổng bí thư đảng Cộng sản sau Khrushchyov.
- Yuri Vladimirovich Andropov (Ю́рий Влади́мирович Андро́пов) – Tổng bí thư đảng Cộng sản sau Brezhnev
- Konstantin Ustinovich Chernenko (Константи́н Усти́нович Черне́нко) – Tổng bí thư đảng Cộng sản sau Andropov
- Mikhail Sergeyevich Gorbachyov (Михаил Сергеевич Горбачёв) – Tổng bí thư cuối cùng, người khởi xướng cải tổ, Tổng thống Liên Xô vào thời điểm Liên Xô tan rã.
Một số chính khách khác[sửa | sửa mã nguồn]
- Lev Davidovich Trotsky (Лев Давыдович Троцкий) – Nhà lãnh đạo cách mạng nổi tiếng, người sáng lập Hồng quân công nông, người lãnh đạo thắng lợi của Hồng quân Bolshevik trong nội chiến (1918 – 1922).
- Feliks Edmundovich Dzerzhinsky (Феликс Эдмундович Дзержинский) – Lãnh đạo cơ quan Ủy ban đặc biệt trấn áp phản cách mạng thời cách mạng và nội chiến.
- Maksim Maksimovich Litvinov (Максим Максимович Литвинов) – Nhà ngoại giao nổi tiếng, tác giả chính sách đối ngoại "An ninh tập thể".
- Vyacheslav Mikhailovich Molotov (Вячеслав Михайлович Молотов) – Chủ tịch hội đồng bộ trưởng kiêm Bộ trưởng ngoại giao thời Stalin, người ký hiệp ước Ribbentrop – Molotov.
- Lavrenty Pavlovich Beria (Лаврентий Павлович Берия) – Lãnh đạo Bộ dân ủy nội vụ NKVD và phụ trách an ninh, công an, mật vụ, trong thời Stalin.
- Andrey Andreyevich Gromyko (Андрей Андреевич Громыко) – Bộ trưởng ngoại giao Liên Xô những năm 1960 – 1980.
- Dmitri Fyodorovich Ustinov (Дмитрий Фёдорович Устинов) – Nguyên soái, Bộ trưởng Quốc phòng, nổi tiếng là nhà tổ chức các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Xô viết.
Nhà quân sự[sửa | sửa mã nguồn]
- Georgi Konstantinovich Zhukov (Георгий Константинович Жуков) – Nguyên soái, chỉ huy nhiều trận đánh lớn và công phá Berlin, tiếp nhận sự đầu hàng của Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Các nhà khoa học và kỹ thuật[sửa | sửa mã nguồn]
- Igor Vasilyevich Kurchatov (Игорь Васильевич Курчатов) – Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, cha đẻ bom nguyên tử của Liên Xô.
- Sergei Pavlovich Korolyov (Сергей Павлович Королёв) – Viện sĩ viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, Tổng công trình sư tên lửa vũ trụ Liên Xô thời vệ tinh nhân tạo đầu tiên, thời Gagarin bay vào vũ trụ.
- Andrei Dmitriyevich Sakharov (Андрей Дмитриевич Сахаров) – Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, đóng góp quan trọng chế tạo bom khinh khí của Liên Xô, người đối lập đấu tranh vì nhân quyền tại Liên Xô.
- Pyotr Leonidovich Kapitsa (Пётр Леонидович Капица) – Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, giải thưởng Nobel, chủ tịch viện các vấn đề Vật lý của Liên Xô.
- Mikhail Timofeevich Kalashnikov (Михаил Тимофеевич Калашников) – Tổng công trình sư hệ vũ khí bộ binh dòng súng AK.
- Yuri Alekseyevich Gagarin (Юрий Алексеевич Гагарин) – Nhà du hành vũ trụ đầu tiên của nhân loại.
Văn nghệ sĩ[sửa | sửa mã nguồn]
- Boris Leonidovich Pasternak (Борис Леонидович Пастернак) – Nhà văn nổi tiếng tác giả tiểu thuyết "Bác sĩ Zhivago", giải thưởng Nobel.
- Mikhail Aleksandrovich Sholokhov (Михаил Александрович Шолохов) – Nhà văn nổi tiếng tác giả "Sông Đông êm đềm" giải thưởng Nobel.
- Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn (Александр Исаевич Солженицын) – Nhà văn nổi tiếng lên án chế độ khủng bố Stalin, tác giả "GULAG quần đảo địa ngục", giải thưởng Nobel.
- Galina Sergeyevna Ulanova (Галина Сергеевна Уланова) – Nữ nghệ sĩ ballet nổi tiếng.
- Maxim Gorky (1868-1936), nhà văn Xô Viết. Các tác phẩm nổi tiếng: người mẹ, thời thơ ấu, trường đại học của tôi...
- Aleksey Nikolayevich Tolstoy (1883-1945), nhà văn Xô Viết. Các tác phẩm nổi tiếng: Con đường đau khổ, thời thơ ấu của Nhi-ki-ta, chiếc chìa khoá vàng,...
- Nikolai Alekseyevich Ostrovsky (Николай Алексеевич Островский) (1904- 1936), nhà văn Xô Viết, tác giả cuốn Thép đã tôi thế đấy (Как закалялась сталь!)
Gà 4 chân được trả 50 triệu đồng chủ vẫn không bán
Dân trí Con gà trống mà anh Trung (Tây Hồ, Hà Nội) đang nuôi có thêm hai chân ở phía sau, đủ 4 ngón nhưng không cử động được. Gà hoàn toàn khoẻ mạnh, đặc biệt giỏi ra đòn dù đối thủ là những chú gà chọi thiện chiến.
Con gà đặc biệt này thuộc sở hữu của anh Trần Bảo Trung (34 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội). Anh Trung cho biết, anh được tặng con gà này từ một người bạn trong chuyến công tác Tuyên Quang cách đây 4 tháng. Điểm đặc biệt ở con gà này là có thêm 2 chân phía sau.
Anh Trung cho hay, đây là giống gà trống mào cờ, có bộ lông đỏ đen óng mượt và rất phàm ăn. Thức ăn hàng ngày là thóc, gạo, rau xanh, thậm chí cả... thịt bò. Khi mới mang về, gà 4 chân nặng khoảng 1,7kg, sau vài tháng chăm sóc đã tăng lên gần 4kg.
Dù có tới 4 chân nhưng gà rất khỏe mạnh và nhanh nhẹn. Nó cũng khá hiếu chiến khi liên tục tấn công những con gà khác nếu ở gần.
Con gà đặc biệt này luôn có những pha tung cước sắc sảo và đa phần chiến thắng trong những cuộc so găng với những con gà chọi khác. Trong ảnh là một pha tung cước "nảy lửa" của gà 4 chân với một con gà chọi khác.
Hai chân phía sau khá cứng, gà phải kéo lê khi di chuyển.
Mỗi ngày gà 4 chân được chủ nhân cho tắm nắng và rửa chân bằng nước ấm để bộ lông óng mượt và tăng sức đề kháng.
Anh Trung cho biết thường xuyên phải phải tiếp người đến xem gà.
Anh Trung cho biết, nhiều tay chơi trả giá tới 50 triệu đồng để mua chú gà "độc nhất vô nhị" này nhưng anh Trung từ chối. "Tôi muốn nuôi nó làm kỷ niệm", anh Trung nói.
Hà Trang
Ảnh: Trần Kháng
Chim ưng đột kích cướp trắng thức ăn của cú trên không
Một cuộc tranh giành trên không giữa những con chim săn mồi đã được chụp lại ở Anh.
Cuộc đột kích táo bạo đã được nhiếp ảnh gia nghiệp dư Chris Skipper chụp lại.
Cuộc tranh giành diễn ra trên bầu trời Wroxham ở Broads Norfolk nước Anh, cách nhà riêng của nhiếp ảnh gia Skipper 30 phút. Skipper kể lại: "Con chim ưng xuất hiện bất ngờ và tấn công con cú. Sự việc xảy ra trong tích tắc. Chim ưng lùi ra phía sau với con chuột “ngon lành” trong chân.” Trong ảnh: Chim ưng xảo quyệt lao tới chuẩn bị cướp thức ăn.
Màn đột kích bất ngờ từ phía sau khiến chim cú "trở tay không kịp".
Chim ưng ngang nhiên lôi con chuột từ móng vuốt của con cú.
Sự việc xảy ra trong tích tắc.
Con cú "ra về" với cái bụng đói, dường như chưa định thần với điều vừa xảy ra.
Thứ Năm, 07/04/2016 - 02:36
Dấu ấn Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Dân trí Phó Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc từng trực tiếp thị sát trong thân đập Sông Tranh 2 thời điểm khu vực thủy điện này liên tiếp xảy ra động đất. Điểm nóng buôn lậu vùng biên giới, vùng cao đang rét hại, Tây Nguyên hạn hán khốc liệt, đê sông Hồng cát tặc lộng hành..., "mặt trận" nào ông cũng có mặt...
>> Đề cử ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng
Năm 2012, các trận động đất liên tiếp xảy ra ở khu vực thủy điện sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) khiến nhiều người dân bất an. Tại buổi tiếp xúc cử tri vào tháng 10/2012, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Chính phủ đặt an toàn tính mạng, tài sản của người dân lên trên hết”. Sau buổi tiếp xúc cử tri, Phó Thủ tướng cùng lãnh đạo các Bộ ngành Trung ương và địa phương thị sát trong thân đập Sông Tranh 2.
Ngày 6/3/2016, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có chuyến thăm, làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND tỉnh Quảng Nam về nâng cao hiệu quả công tác phục vụ nhân dân. Tại đây, Phó Thủ tướng đến thăm cơ sở Mái ấm Hướng Dương (TP Tam Kỳ). Nhân dịp này, Phó Thủ tướng kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ 500 triệu đồng cho Mái ấm Hướng Dương để góp phần xây dựng cơ sở mới trên diện tích 800m2 đã được UBND tỉnh cấp.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Trung tâm Sâm Ngọc Linh, huyện Trà My, Quảng Nam.
Trong Lễ phát động tuyên truyền pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Phó Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia - Nguyễn Xuân Phúc trao tặng 2000 mũ bảo hiểm cho công nhân.
Ngày 30/12/2013, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra thực địa và chỉ đạo công tác phòng chống buôn lậu tại một số điểm biên giới của tỉnh Lạng Sơn. Trong ảnh, Phó Thủ trao đổi với lực lượng biên phòng tại chốt chặn di động trên đồi cao khu vực bản Kéo Kham, thị trấn Đồng Đăng, Lạng Sơn (Ảnh An ninh Thủ đô).
Ngày 9/2/2015, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Cục Cảnh sát giao thông và kiểm tra công tác vận tải tại bến xe Mỹ Đình (Hà Nội). Tại đây, Phó Thủ tướng yêu cầu bến xe phải bố trí đủ phương tiện để nhân dân được về quê ăn Tết. “Nếu thiếu, lấy xe của Giám đốc bến, thậm chí lấy cả xe của Tổng Giám đốc Công ty vận tải Hà Nội đưa hành khách về quê”, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo.
Ngày 12/10/2015, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp chứng kiến tình trạng khai thác cát trái phép tại khu vực ven đê sông Hồng thuộc xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội. Tại đây, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công An, lãnh đạo địa phương phải nhanh chóng chấm dứt tình trạng khai thác cát trái phép trên sông (Ảnh Chinhphu.vn).
Chiều 28/1/2016, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc cùng đoàn công tác của Chính phủ đã tới thị sát tình hình, kiểm tra công tác khắc phục hậu quả đợt rét đậm, rét hại tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao quà cho đồng bào Sa Pa bị thiệt hại sau đợt rét lịch sử.
Sáng 24/3/2016, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát về tình hình hạn hán ở Chư Pứ và Chư Sê , là các huyện đang nằm trong vùng bị hạn hán khốc liệt của tỉnh Gia Lai, để chỉ đạo công tác chống hạn trước mắt cũng như lâu dài ở vùng Tây Nguyên. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các thành viên trong đoàn đã đến cánh đồng lúa nước rộng 70 ha của bà con người Jơ rai làng Thơ Ga B, xã Chư Đôn, huyện Chư Pưh (Ảnh VOV).
Sáng 3/42016, đoàn công tác do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu tới kiểm tra tiến độ thi công cầu Ghềnh mới ở Đồng Nai - cây cầu bị sà lan tông sập 2 nhịp. Sau khi kiểm tra, Phó Thủ tướng chỉ đạo, việc xây dựng cầu mới phải đảm bảo chất lượng, an toàn, lâu dài.
Trong chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản vào tháng 10/2014 và có cuộc hội kiến với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Tại đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh việc hai nước nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh trong khu vực” có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển trong quan hệ hai nước thời gian tới.
Tháng 4/2012, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại Australia. Tại đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngân khố Australia Wayne Swan.
Quang Phong (tổng hợp)
Mất chức vì muốn mua toa tàu cũ Trung Quốc: Trình chủ trương được thăng chức
TP - Đương kim lãnh đạo Ban Kế hoạch kinh doanh (đơn vị tham mưu thực hiện chủ trương mua toa tàu cũ của Trung Quốc) của Tổng Cty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) được bổ nhiệm làm Tổng GĐ Tổng Cty Vận tải Đường sắt Hà Nội (ĐSHN); nguyên lãnh đạo ban này từng trình phương án được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng Thành viên ĐSVN.
Toa tàu hàng mua của Cục Đường sắt Côn Minh (Trung Quốc) từ năm 2008. Ảnh: Bảo An.
Như Tiền Phong thông tin, xung quanh kế hoạch mua lô tàu hàng cũ Trung Quốc, Hội đồng thành viên ĐSVN đã quyết định bổ nhiệm ông Trần Thế Hùng, Trưởng ban Kế hoạch Kinh doanh, thay ông Nguyễn Viết Hiệp đảm đương vị trí Tổng giám đốc ĐSHN.
Ông Hiệp mất chức vì hai lỗi (chậm triển khai khảo sát lô tàu và gửi công văn vượt cấp lên Bộ GTVT). Ông Hùng đã trình lãnh đạo Tổng Cty ĐSVN phương án mua lô tàu này (trong công văn của Ban này thể hiện rõ lô tàu quá niên hạn so với quy định về nhập khẩu máy móc, thiết bị qua sử dụng của Bộ KH&CN). Trả lời phóng viên Tiền Phong về trách nhiệm trong vụ việc, ông Hùng nói rằng, mới về nhận công tác tại ban này nên không chỉ đạo trình văn bản nêu trên. Thực tế, ông Hùng về làm trưởng ban này từ nhiều tháng nay, trước khi sự việc được dư luận biết tới. Ông Hùng cũng là lãnh đạo Cty Vận tải và Thương mại Đường sắt (Ratraco).
Nguồn tin Tiền Phong cho biết, Trưởng ban Kế hoạch Kinh doanh từng trình văn bản (liên quan việc mua toa tàu cũ của Trung Quốc) là bà Đỗ Thanh Hà cũng đã được bổ nhiệm làm Thành viên Hội đồng Thành viên ĐSVN - là 1 trong 5 người có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm ông Hiệp. Ngày 17/2, phóng viên Tiền Phong liên lạc với bà Hà nhưng bà từ chối nêu quan điểm.
Liên quan nội dung “Cấp trên chỉ đạo mua, cấp dưới mất chức” (Tiền Phong nêu ngày 17/1), luật sư Phạm Văn Phất, Trưởng Văn phòng Luật sư An Phất Phạm, nói rằng, trong sự việc, mọi người đều hiểu, ông Hiệp bị kỷ luật vì dám đề nghị mua tàu cũ của Trung Quốc; việc Chủ tịch ĐSVN Trần Ngọc Thành cho rằng kỷ luật vì chậm khảo sát lô hàng (không chỉ ông Hiệp được giao nhiệm vụ này) và báo cáo vượt cấp là không thuyết phục. “Ông Hiệp mất chức do thực hiện chủ trương mua tàu cũ của Trung Quốc. Vì vậy, cần xem xét chủ trương đó từ đâu ra. Việc lãnh đạo ĐSVN nói không biết đến tuổi tàu cần được xác minh. Qua hồ sơ kèm các tờ trình phương án sẽ thấy rõ điều này”.
Luật sư Phất cũng cho rằng, cần xem xét việc miễn nhiệm, luân chuyển vị trí khác của ông Hiệp dựa trên cơ sở nào, có đúng theo các quy định của Nhà nước và nội quy của chính Tổng Cty Đường sắt hay không.
Theo nhiều cán bộ, công nhân viên trong ngành đường sắt, hiện có rất nhiều toa tàu, đầu máy của Trung Quốc. Khảo sát tại bãi đỗ tàu hàng ở Yên Viên (Gia Lâm, Hà Nội) ngày 17/2, phóng viên Tiền Phong chứng kiến rất nhiều toa xe hàng Trung Quốc, thậm chí có đầu máy Trung Quốc được chế tạo từ năm 1984 vẫn đang hoạt động.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, một cán bộ thuộc Tổng Cty ĐSVN nói: “Nếu không có chỉ đạo của lãnh đạo Tổng Cty, ông Hiệp không bao giờ dám gửi văn bản hỏi Bộ GTVT việc mua tàu. Quyết định chỉ kỷ luật riêng ông Hiệp gây xáo trộn tâm lý =
Thứ Tư, 17/02/2016 - 21:24
Máy bay chiến đấu tàng hình Mỹ dàn hàng trên bán đảo Triều Tiên
Dân trí Bốn trong số các máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Mỹ đã bay lượn trên bầu trời Hàn Quốc nhằm phô diễn sức mạnh để răn đe Triều Tiên, sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử tên lửa tầm xa gần đây.>> Mỹ phái máy bay chiến đấu tàng hình F-22 tới Hàn Quốc
Các máy bay F-22 bay trên bán đảo Triều Tiên (Ảnh: EPA)
Các máy bay chiến đấu F-22, được điều động từ một căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản, đã hạ cánh xuống căn cứ không quân Osan gần thủ đô Seoul sau màn thị uy trên bầu trời Hàn Quốc, với sự hộ tống của các máy bay chiến đấu khác của Mỹ và Hàn Quốc.
Mỹ đã điều động các máy bay tàng hình tới Hàn Quốc để răn đe Triều Tiên, sau khi nước này tiến hành vụ thử tên lửa và hạt nhân mới đây.
Mỹ thường xuyên điều các máy bay chiến đấu uy lực tới Hàn Quốc mỗi khi xảy ra căng thẳng với Triều Tiên. Hồi tháng trước, Washington đã điều một máy bay ném bom B-52 mang vũ khí hạt nhân tới Hàn Quốc sau khi Triều Tiên thực hiện vụ thử tên lửa thứ 4, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế.
An Bình
Video: AiirSource
Đắng lòng cảnh nghèo xác xơ ở điểm trường Hồ Nhì Pá
Điểm trường lẻ Hồ Nhì Pá (Lao Chải, Mù Cang Chải, Yên Bái)
bao đời nay vẫn nghèo xác nghèo xơ, tạm bợ như thế này…
Điểm trường Hồ Nhì Pá là một trong 5 điểm trường lẻ của Trường Tiểu học Xéo
Dì Hồ, xã Lao Chải, huyện mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Bao đời nay, học
sinh bản Hồ Nhì Pá vẫn phải ngồi học trong những "lớp học" không ra lớp,
xiêu vẹo, tạm bợ và mơ ước một ngày nào đó sẽ có được những phòng học kiên cố,
khang trang hơn để học tập.
Theo thông tin được biết, điểm trường lẻ Hồ Nhì Pá hiện đang là nơi học tập
của 42 em học sinh cấp một, 21 em học sinh mầm non và có 4 giáo viên đang công
tác giảng dạy.
Có đến tận nơi, tận mắt chứng kiến cảnh trường
lớp xiêu vẹo, tồi tàn, tạm bợ nơi đây mới hểu hết cái nghèo, cái thiếu thốn
của vùng cao. Có tận mắt chứng kiến cảnh ăn ở tạm bợ của giáo viên mới thấu được
nỗi cơ cực, khổ tâm của những người thầy đang ngày đêm mệt mài "gieo chữ" nơi
vùng cao.
Thầy giáo Vũ Sinh Vương, phụ trách cơ sở điểm trường lẻ Hồ Nhì Pá có thâm
niên công tác ở đây 18 năm cho biết: “Những
phòng học tạm này được nhà trường và dân bản chung sức dựng lên cách đây 10
năm. Qua từng ấy thời gian với nắng, gió, mưa, bão, trường đã xuống cấp trầm
trọng lắm rồi. Thầy trò ngồi dạy và học mà cứ nơm nớp nỗi lo sợ. Mỗi lần thiên
tai đi qua, trường gần như là bị xóa sổ. Để có chỗ cho học sinh ngồi học, chúng
tôi lại cùng nhau góp công, góp sức sửa sang. Chả biết đến khi nào học sinh ở Hồ
Nhì Pá mới bớt khổ?…”
Nghèo nàn, tạm bợ, thiếu thốn, chật chội... là
những từ người ta vẫn dùng để hình dung về cảnh trường lớp nơi điểm trường lẻ Hồ
Nhì Pá:
Điểm trường lẻ Hồ Nhì Pá, Trường Tiểu học Hồ Nhì
Pá
Toàn bộ lớp học chỉ có thế này
Nhờ có tấm bảng này mà người ta nhận ra "túp lều"
này là phòng học
Khu dành cho học sinh tiểu học
Phòng học vỏn vọn chưa đầy 3 mét vuông nhưng 2
khối lớp chen chúc nhau ngồi học
Thầy giáo Vũ Sinh Vượng
Nhìn những hình ảnh này, làm sao có thể tưởng
tượng đây là 2 lớp học
Khu dành cho học sinh mẫu giáo khiến người ta phải
thổn thức, xót xa
Điểm trường Hồ Nhì Pá là một trong 5 điểm trường lẻ của Trường Tiểu học Xéo Dì Hồ, xã Lao Chải, huyện mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Bao đời nay, học sinh bản Hồ Nhì Pá vẫn phải ngồi học trong những "lớp học" không ra lớp, xiêu vẹo, tạm bợ và mơ ước một ngày nào đó sẽ có được những phòng học kiên cố, khang trang hơn để học tập.
Theo thông tin được biết, điểm trường lẻ Hồ Nhì Pá hiện đang là nơi học tập của 42 em học sinh cấp một, 21 em học sinh mầm non và có 4 giáo viên đang công tác giảng dạy.
Có đến tận nơi, tận mắt chứng kiến cảnh trường lớp xiêu vẹo, tồi tàn, tạm bợ nơi đây mới hểu hết cái nghèo, cái thiếu thốn của vùng cao. Có tận mắt chứng kiến cảnh ăn ở tạm bợ của giáo viên mới thấu được nỗi cơ cực, khổ tâm của những người thầy đang ngày đêm mệt mài "gieo chữ" nơi vùng cao.
Thầy giáo Vũ Sinh Vương, phụ trách cơ sở điểm trường lẻ Hồ Nhì Pá có thâm niên công tác ở đây 18 năm cho biết: “Những phòng học tạm này được nhà trường và dân bản chung sức dựng lên cách đây 10 năm. Qua từng ấy thời gian với nắng, gió, mưa, bão, trường đã xuống cấp trầm trọng lắm rồi. Thầy trò ngồi dạy và học mà cứ nơm nớp nỗi lo sợ. Mỗi lần thiên tai đi qua, trường gần như là bị xóa sổ. Để có chỗ cho học sinh ngồi học, chúng tôi lại cùng nhau góp công, góp sức sửa sang. Chả biết đến khi nào học sinh ở Hồ Nhì Pá mới bớt khổ?…”
Nghèo nàn, tạm bợ, thiếu thốn, chật chội... là những từ người ta vẫn dùng để hình dung về cảnh trường lớp nơi điểm trường lẻ Hồ Nhì Pá:
Điểm trường lẻ Hồ Nhì Pá, Trường Tiểu học Hồ Nhì
Pá
Toàn bộ lớp học chỉ có thế này
Nhờ có tấm bảng này mà người ta nhận ra "túp lều"
này là phòng học
Khu dành cho học sinh tiểu học
Phòng học vỏn vọn chưa đầy 3 mét vuông nhưng 2
khối lớp chen chúc nhau ngồi học
Thầy giáo Vũ Sinh Vượng
Nhìn những hình ảnh này, làm sao có thể tưởng
tượng đây là 2 lớp học
Khu dành cho học sinh mẫu giáo khiến người ta phải
thổn thức, xót xa
Chủ Nhật, 31/01/2016 - 19:08
Đến hạn cuối cùng, biệt phủ của đại gia vàng hầu như vẫn còn nguyên
Dân trí Mặc dù ngày 31/1 là hạn cuối cùng phải tháo dỡ xong biệt phủ trái phép trên núi Hải Vân (TP Đà Nẵng) của ông Ngô Văn Quang (giám đốc một công ty vàng ở Quảng Nam) theo quyết định của UBND quận Liên Chiểu. Tuy nhiên, hiện việc tháo dỡ khu biệt phủ mới được thực hiện rất ít.
Đến hạn cuối cùng, biệt phủ của đại gia vàng hầu như vẫn còn nguyên
Theo ghi nhận của PV sáng 31/1, tại biệt phủ của ông Ngô Văn Quang, không có bất cứ công nhân nào thực hiện việc tháo dỡ. So với ngày đầu tiên bắt đầu tháo dỡ, ngày cuối cùng này không có thay đổi nhiều, mới chỉ tháo cổng chính (nhưng thay bằng một cái cổng sắt khác), tháo ngói của một số ngôi nhà và một ít gỗ của ngôi nhà gần cổng.
Cổng chính của ngôi biệt phủ đã được đập bỏ nhưng thay bằng một cổng sắt khác
Một người trông coi ở đây cho hay, nghe đâu ông Quang đã xin gia hạn đến tháng 4 và sau Tết Nguyên đán sẽ tiếp tục thực hiện việc tháo dỡ.
Chúng tôi liên lạc với ông Đàm Quang Hưng, Phó Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu để nắm rõ hướng xử lý tiếp theo của UBND quận đối với biệt phủ này thế nào, ông Hưng cho biết sẽ trả lời vấn đề này vào thứ Hai.
Các cổng phụ vẫn còn nguyên
Trước đó, một người trông coi khác cho biết, các ngôi nhà chủ yếu được tháo dỡ ngói trước, còn gỗ chưa tháo dỡ được. Lý do là trước đây xây, ông Quang có thuê các thợ ở tận ngoài Bắc. Bây giờ tháo cũng phải thuê họ mới biết cách tháo. Tuy nhiên, hiện tại thợ không thể vào được vì đang nhận các công trình ngày Tết, phải sau Tết nhóm thợ này mới có thể vào được.
Các ngôi nhà chủ yếu mới được tháo phần ngói
Cả khu biệt phủ mới được tháo dỡ rất ít, hầu như vẫn còn nguyên
Còn theo ông Phạm Minh, Chánh Văn phòng UBND quận Liên Chiểu, nếu ông Quang tích cực trong việc tháo dỡ nhưng đến hạn vẫn không xong thì quận có thể linh hoạt cho thêm thời gian. Còn nếu không tích cực thì cứ đến hạn là quận sẽ cưỡng chế tháo dỡ.
Khánh Hồng
Yêu nước thế nào cho có văn hóa?
Khi cơn sốt U19 đã qua, người ta đã có thể ngồi ngẫm lại những điều đã xảy ra.
Trong dòng người nườm nượp đổ về sân Mỹ Đình, ai cũng háo hức, người mặc áo đỏ, người đội nón in hình cờ tổ quốc, người thì vẽ cờ lên má, người quấn dải băng ngang đầu…Trong sân, người ta hô “Việt Nam, Việt Nam”, “Việt Nam cố lên”…
Nhìn những hình ảnh này, nghe những câu nói này qua ti vi, ai cũng nghĩ rằng những người có mặt trên sân thật may mắn vì được hít thở không khí tưng bừng của ngày hội bóng đá, được hòa vào tình yêu nước thường trỗi dậy mãnh liệt mỗi khi đội tuyển quốc gia thi đấu.
Nhưng khi đến sân sẽ biết thực tế không chỉ có vậy.
Sau khi cắn răng bỏ ra nhiều triệu đồng cho một cặp vé, nhiều người vào sân mới biết rằng có người chỉ cần 300 – 400 nghìn là được “dắt” vào bất cứ khán đài nào. Những người không vé này hoặc chen vào ghế, hoặc đứng nghẹt hành lang đi lại che hết tầm mắt của những ai có vé.
Trong số những người có vé, không phải ai cũng có thể đứng xem được hoặc đơn giản là không đồng ý đứng dậy, đương nhiên sẽ bị khuất tầm nhìn. Họ kêu gọi những người đứng hành lang ngồi xuống nhưng vô vọng, thậm chí bị đáp trả lại bằng những câu kiểu như: “Xem đá bóng thì đứng dậy mà xem”.
Lực lượng bảo vệ trên sân cũng bất lực vì quá đông người. Và thế là xung đột xảy ra. Người ngồi ghế bực tức ném nước vào người đứng, người đứng chạy lên quyết ăn thua đủ với người vừa ném. Đó là tại khán đài A trong trận bán kết với Myanmar.
Trên sân các cầu thủ Việt Nam “tranh đấu” với các cầu thủ Myanmar để giành phần thắng, trên khán đài cổ động viên Việt Nam “tranh đấu” với chính nhau để giành chỗ xem, không biết rằng các cổ động viên Myanmar ngồi cách đó chỉ vài hàng ghế đã nghĩ gì.
Dù đang bực bội và vẫn sẵn sàng lao vào nhau – những người cùng quốc tịch, người ta vẫn hô “Việt Nam, Việt Nam”. Có lẽ lúc này, chữ “Việt Nam” là một cái gì đấy rất mơ hồ mà chính người đang hò hét cũng không hiểu mình đang hò hét điều gì. “Việt Nam” ở đây chắc đơn giản là đội tuyển đang thi đấu trên sân chứ không phải là toàn thể dân tộc Việt Nam.
Đó là câu nói của người nước ngoài dành cho Việt Nam.
Về “hình thức”, chúng ta luôn nghe thấy rằng “dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết yêu thương đùm bọc nhau”. Không ai dám phản bác lại điều này trên những phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng khi trò chuyện ngoài đời, hầu như không người Việt Nam nào tự nhận rằng người nước mình đoàn kết, đó là những lúc nói thật lòng nhất.
Đoàn kết, hay sự thương mến nhau không tự dưng mà có, tình cảm này xuất phát từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ như xin lỗi khi đi qua mặt, cảm ơn sau khi nhờ một việc nhỏ. Người Việt phần lớn không có thói quen xin lỗi hay cảm ơn.
Chúng ta cho rằng đó là một việc nhỏ nhặt, nhưng chính từ những việc tưởng chừng nhỏ nhặt ấy mà đã có ẩu đả trên sân Mỹ Đình trong lúc tinh thần dân tộc đang ở mức cao nhất. Chúng ta cứ nghĩ rằng tình yêu là một thứ ghê gớm lắm, không gì có thể đánh bại được.
Tình yêu đôi lứa chẳng hạn, trước hôn nhân hai người trẻ nghĩ rằng nhờ tình yêu mà họ sẽ vượt qua được mọi khó khăn; không ai có thể ngờ rằng họ chia tay chỉ sau vài tháng vì người kia quên không thay giấy trong nhà vệ sinh.
Muốn giữ được “tình yêu”, hãy giữ gìn những điều nhỏ nhất.
Đã đến lúc phải thay những câu khẩu hiệu suông, những hành động chỉ có cái vỏ bề ngoài để thể hiện tình yêu nước bằng những việc làm cụ thể. Những việc làm như “phủ đỏ Facebook” không xấu, thậm chí là đẹp, nhưng nó có mang lại hiệu quả thiết thực?
Thay hình đại diện bằng lá cờ tổ quốc liệu có đánh đuổi được giặc ngoại xâm? Đất nước chỉ mạnh khi dân giàu! Mỗi người dân phải tự ý thức được trách nhiệm của mình với tổ quốc. Bản thân mình có thành đạt, góp phần tạo ra của cải vật chất thì quốc gia mới có tiền để mua vũ khí tăng cường khả năng phòng ngự. Và để bản thân thành đạt, hãy bắt đầu bằng việc hàng ngày bớt thời gian đọc những thông tin nhảm nhí trên mạng và thay bằng kiến thức bổ ích hơn.
Có thể ai đó sẽ cười khi đọc những điều trên, như một người nước ngoài tại Nhật từng há hốc mồm khi nghe một cô gái trong bách hóa trả lời một tràng dài lý do vì sao cô ấy có thể làm việc một cách say mê dù công việc chỉ là đứng chào khách ở cửa ra vào. Theo cô gái Nhật ấy, việc chào ở cửa không tốt sẽ ảnh hưởng đến một chuỗi dài và cuối cùng là tác động xấu đến hình ảnh và sự phát triển kinh tế của đất nước.
Nhờ những người tài giỏi phát minh ra robot Asimo cho đến những người “bình thường” như cô gái trong bách hóa mà nước Nhật có được ngày hôm nay. Việt Nam chúng ta, hãy bắt đầu tình yêu nước từ những việc nhỏ nhất, từ cách biết xin lỗi, cám ơn; từ việc không chen lấn xô đẩy nơi công cộng, từ việc tuân thủ luật lệ giao thông…
Nếu không làm được vậy, tình yêu nước vẫn chỉ là cái gì đấy mông lung vô hình như những người cùng mặc chung màu áo nhưng sẵn sàng coi nhau như kẻ thù ngay sau khi tiếng hô “Việt Nam” vừa dứt…
=======================================================
Thơ vui về "kiếp gà trống"
Copy từ Tễu blog
Đúng là thơ vui đấy, nhưng nói chung anh em không nên đọc khi có "gấu" bên cạnh, vì thơ có ảnh minh họa.
Xong rồi về với tổ tiên,
Tắm qua một cái rồi lên bàn thờ...
Có con gà trống hoa mơ
Nó đi đạp mái bạc phơ cả đầu
Bạc thì bạc có sao đâu
Nếu không đạp mái sống lâu làm gì?
Nó đi đạp mái bạc phơ cả đầu
Bạc thì bạc có sao đâu
Nếu không đạp mái sống lâu làm gì?
Cũng con gà trống hoa mơ
Nó đi đạp mái hói trơ cả đầu
Hói thì hói có sao đâu
Nếu không đạp mái tóc, râu làm gì?
Nó đi đạp mái hói trơ cả đầu
Hói thì hói có sao đâu
Nếu không đạp mái tóc, râu làm gì?
Còn con gà mái hoa mơ
Nó đi tìm trống đỏ phơ cái mào
Đỏ thì đỏ, kệ xác tao
Nếu không tìm trống thì tao ế à?
Nó đi tìm trống đỏ phơ cái mào
Đỏ thì đỏ, kệ xác tao
Nếu không tìm trống thì tao ế à?
Ước gì anh hóa thành gà
Ngày ngày đạp mái các nhà xung quanh.
Ngày ngày đạp mái các nhà xung quanh.
Cúm gà chỉ chết mình gà
Cúm chim thì chết cả bà... lẫn ông.
Cúm chim thì chết cả bà... lẫn ông.
Ra đường sợ nhất cúm gà
Về nhà sợ nhất vợ già... khỏa thân?!
Về nhà sợ nhất vợ già... khỏa thân?!
Mai sau về với ông bà
Nấp sau nải chuối ngắm gà khỏa thân.
Nấp sau nải chuối ngắm gà khỏa thân.
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm con gà trống cho đời tự do
Thả sức mà gáy o... o...
Quanh năm đạp mái không lo trả tiền
Xong rồi về với tổ tiên
Tắm qua một cái rồi lên bàn thờ
Lạc vào tiên cảnh nên thơ
Khỏa thân tạo dáng dư thừa sức trai
Làm con gà trống cho đời tự do
Thả sức mà gáy o... o...
Quanh năm đạp mái không lo trả tiền
Xong rồi về với tổ tiên
Tắm qua một cái rồi lên bàn thờ
Lạc vào tiên cảnh nên thơ
Khỏa thân tạo dáng dư thừa sức trai
Cuộc đời ngẫm cũng chông gai
Thôi thì ta cứ đầu thai kiếp gà
Tha hồ ghẹo nguyệt trêu hoa
Ăn no, dửng mỡ lê la xóm làng!
Thôi thì ta cứ đầu thai kiếp gà
Tha hồ ghẹo nguyệt trêu hoa
Ăn no, dửng mỡ lê la xóm làng!
Kiếp gà trống thật vẻ vang
"Đạp" xong vỗ đít gáy vang đất trời
Sướng hơn cái kiếp làm người
Sống vô tư suốt một đời... làm trai.
"Đạp" xong vỗ đít gáy vang đất trời
Sướng hơn cái kiếp làm người
Sống vô tư suốt một đời... làm trai.
Trưởng Thôn
P.D.M sưu tầm
CK
Yêu nước thế nào cho có văn hóa?
Cập nhật: 10:23 GMT - thứ năm, 18 tháng 9, 2014
Nhìn những hình ảnh này, nghe những câu nói này qua ti vi, ai cũng nghĩ rằng những người có mặt trên sân thật may mắn vì được hít thở không khí tưng bừng của ngày hội bóng đá, được hòa vào tình yêu nước thường trỗi dậy mãnh liệt mỗi khi đội tuyển quốc gia thi đấu.
Nhưng khi đến sân sẽ biết thực tế không chỉ có vậy.
Sau khi cắn răng bỏ ra nhiều triệu đồng cho một cặp vé, nhiều người vào sân mới biết rằng có người chỉ cần 300 – 400 nghìn là được “dắt” vào bất cứ khán đài nào. Những người không vé này hoặc chen vào ghế, hoặc đứng nghẹt hành lang đi lại che hết tầm mắt của những ai có vé.
"Trên sân các cầu thủ Việt Nam “tranh đấu” với các cầu thủ Myanmar để giành phần thắng, trên khán đài cổ động viên Việt Nam “tranh đấu” với chính nhau để giành chỗ xem, không biết rằng các cổ động viên Myanmar ngồi cách đó chỉ vài hàng ghế đã nghĩ gì."
Lực lượng bảo vệ trên sân cũng bất lực vì quá đông người. Và thế là xung đột xảy ra. Người ngồi ghế bực tức ném nước vào người đứng, người đứng chạy lên quyết ăn thua đủ với người vừa ném. Đó là tại khán đài A trong trận bán kết với Myanmar.
Trên sân các cầu thủ Việt Nam “tranh đấu” với các cầu thủ Myanmar để giành phần thắng, trên khán đài cổ động viên Việt Nam “tranh đấu” với chính nhau để giành chỗ xem, không biết rằng các cổ động viên Myanmar ngồi cách đó chỉ vài hàng ghế đã nghĩ gì.
Dù đang bực bội và vẫn sẵn sàng lao vào nhau – những người cùng quốc tịch, người ta vẫn hô “Việt Nam, Việt Nam”. Có lẽ lúc này, chữ “Việt Nam” là một cái gì đấy rất mơ hồ mà chính người đang hò hét cũng không hiểu mình đang hò hét điều gì. “Việt Nam” ở đây chắc đơn giản là đội tuyển đang thi đấu trên sân chứ không phải là toàn thể dân tộc Việt Nam.
“Người Việt Nam chỉ đoàn kết khi gặp hoạn nạn”
Đó là câu nói của người nước ngoài dành cho Việt Nam.
Về “hình thức”, chúng ta luôn nghe thấy rằng “dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết yêu thương đùm bọc nhau”. Không ai dám phản bác lại điều này trên những phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng khi trò chuyện ngoài đời, hầu như không người Việt Nam nào tự nhận rằng người nước mình đoàn kết, đó là những lúc nói thật lòng nhất.
Đoàn kết, hay sự thương mến nhau không tự dưng mà có, tình cảm này xuất phát từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ như xin lỗi khi đi qua mặt, cảm ơn sau khi nhờ một việc nhỏ. Người Việt phần lớn không có thói quen xin lỗi hay cảm ơn.
Chúng ta cho rằng đó là một việc nhỏ nhặt, nhưng chính từ những việc tưởng chừng nhỏ nhặt ấy mà đã có ẩu đả trên sân Mỹ Đình trong lúc tinh thần dân tộc đang ở mức cao nhất. Chúng ta cứ nghĩ rằng tình yêu là một thứ ghê gớm lắm, không gì có thể đánh bại được.
Tình yêu đôi lứa chẳng hạn, trước hôn nhân hai người trẻ nghĩ rằng nhờ tình yêu mà họ sẽ vượt qua được mọi khó khăn; không ai có thể ngờ rằng họ chia tay chỉ sau vài tháng vì người kia quên không thay giấy trong nhà vệ sinh.
Muốn giữ được “tình yêu”, hãy giữ gìn những điều nhỏ nhất.
Thế nào là yêu nước
Thay hình đại diện bằng lá cờ tổ quốc liệu có đánh đuổi được giặc ngoại xâm? Đất nước chỉ mạnh khi dân giàu! Mỗi người dân phải tự ý thức được trách nhiệm của mình với tổ quốc. Bản thân mình có thành đạt, góp phần tạo ra của cải vật chất thì quốc gia mới có tiền để mua vũ khí tăng cường khả năng phòng ngự. Và để bản thân thành đạt, hãy bắt đầu bằng việc hàng ngày bớt thời gian đọc những thông tin nhảm nhí trên mạng và thay bằng kiến thức bổ ích hơn.
Có thể ai đó sẽ cười khi đọc những điều trên, như một người nước ngoài tại Nhật từng há hốc mồm khi nghe một cô gái trong bách hóa trả lời một tràng dài lý do vì sao cô ấy có thể làm việc một cách say mê dù công việc chỉ là đứng chào khách ở cửa ra vào. Theo cô gái Nhật ấy, việc chào ở cửa không tốt sẽ ảnh hưởng đến một chuỗi dài và cuối cùng là tác động xấu đến hình ảnh và sự phát triển kinh tế của đất nước.
Nhờ những người tài giỏi phát minh ra robot Asimo cho đến những người “bình thường” như cô gái trong bách hóa mà nước Nhật có được ngày hôm nay. Việt Nam chúng ta, hãy bắt đầu tình yêu nước từ những việc nhỏ nhất, từ cách biết xin lỗi, cám ơn; từ việc không chen lấn xô đẩy nơi công cộng, từ việc tuân thủ luật lệ giao thông…
Nếu không làm được vậy, tình yêu nước vẫn chỉ là cái gì đấy mông lung vô hình như những người cùng mặc chung màu áo nhưng sẵn sàng coi nhau như kẻ thù ngay sau khi tiếng hô “Việt Nam” vừa dứt…
=======================================================
Thứ Sáu, 26/09/2014 - 20:26
Tiền giấy Việt Nam và những biến đổi qua các thời kỳ
Xuyên suốt chiều dài lịch sử đất nước, đồng tiền Việt Nam cũng đã trải qua những biến động thăng trầm. Cùng chiêm ngưỡng những tờ tiền đã và đang lưu hành tại Việt Nam theo dòng chảy thời gian!
Giấy bạc Đông Dương: Nếu không kể đến tờ tiền giấy thất bại của Hồ Quý Ly thì giấy bạc Đông Dương được xem là tờ tiền đầu tiên của Việt Nam. Đồng Đông Dương mệnh giá 100 đồng bạc được người Pháp phát hành và lưu thông trong thời gian từ 1885 đến năm 1954. Trên đó có in hình 3 thiếu nữ với trang phục truyền thống của Lào, Campuchia và Việt Nam.
Tiền này được lưu hành chung ở 3 nước Việt Nam - Lào – Campuchia
Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, tiền đồng cũng chính thức được in và lưu thông. Mặt trước tiền đồng có dòng“Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” in bằng chữ quốc ngữ, chữ Hán và hình Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặt sau in hình Công – Nông – Binh. Các con số ghi mệnh giá theo số Ả-Rập hoặc chữ Hán, Lào, Campuchia.
Tiền giấy do Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam phát hành: Tiền giấy do Ngân hàng quốc gia Việt Nam được đưa vào sử dụng sau sắc lệnh 15/SL thành lập NHQG Việt Nam do Hồ Chủ tịch ký. 1 đồng ngân hàng đổi được 10 đồng tài chính (đồng Cụ Hồ) và gồm nhiều mệnh giá: 1, 10, 20, 50, 100, 200, 500, 1000, 5000. Hình thức tiền ngân hàng khá giống với trước đây và chỉ thay đổi về các bức hình in ở mặt sau cùng màu sắc ở mỗi mệnh giá tiền.
Tiền giấy của Việt Nam Cộng Hoà:Từ 1954 đến 1975, nước ta bị phân chia thành hai hai miền Nam - Bắc, mỗi miền lại có một loại tiền riêng nhưng vẫn gọi chung là “tiền đồng”.
Hình động vật rất hay được chọn để in trên tờ tiền
Sau giải phóng đất nước 30.4.1975, tiền lưu hành ở miền Nam mất giá và được đổi tên thành tiền giải phóng. Đến năm 1978, sau khi Nhà nước ổn định và thống nhất về tài chính, tiền Việt Nam tiếp tục thay đổi.
Đồng 5 hào in cây dừa ở Bến Tre
Tờ 10 đồng in hình vụ thu hoạch mía
Tiền đồng những năm 1985
Tiền giấy thế kỷ XX
Những tờ tiền mệnh giá 100 đồng, 200 đồng nay không còn được sử dụng, nhưng nó là ký ức quen thuộc đối với người dân Việt Nam.
Các tờ 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng và 100.000 đồng cotton đã được thu hồi, thay thế bằng tờ polyme có cùng mệnh giá.
Tờ 20.000 đồng cũ (được phát hành năm 1990 cùng lúc với tờ 10.000 đồng)
Tờ 50.000 đồng được phát hành ngày 15.10.1994
Tờ 100.000 đồng, mệnh giá cao nhất trong thời kỳ này phát hành ngày 1.9.2000
Tiền polyme hiện đại
Tờ 100.000 đồng mới
Tờ 500.000 đồng có giá trị cao nhất trong hệ thống tiền tệ Việt Nam
Các sinh viên ngành mỹ thuật dựng tượng đài "Nữ thần Dân chủ " ở quảng trường Thiên An Môn
Hàng trăm ngàn người dân tập trung dưới chân tượng đài "Nữ thần Dân chủ " năm 1989 đòi quyền dân chủ bất chấp thiết quân luật được ban hành khắp Bắc Kinh
Sinh viên Trường đại học Bắc Kinh tham gia biểu tình tuyệt thực vô thời hạn phản đối chính phủ Trung Quốc tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 18.5.1989
Một người dân đứng chắn trước hàng xe tăng quân đội Trung Quốc vào ngày 5.6.1989 để phản đối việc chính phủ đàn áp người biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn
Một chiếc xe bị đốt ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989, cột khói bốc cao hàng chục mét
phóng viên nước ngoài bị thương trong các vụ đụng độ giữa quân đội và người biểu tình đang được cáng ra khỏi Quảng trường
Một lính lái xe tăng quân đội Trung Quốc được một số sinh viên giúp đỡ sau khi anh này bị đám đông biểu tình tấn công
Một cô gái bị thương do xô xát với quân đội đang được cáng ra khỏi khu vực biểu tình
Đây là những bức ảnh hiếm khi được công bố về những con người đã cảm tử, hi sinh vì phong trào đấu tranh, đòi quyền dân chủ
Xe tăng quân đội bị nhóm biểu tình chặn phá
Nhiều xe cộ bị đốt, lật ngửa giữa đường để ngăn chặn quân đội tấn công vào Thiên An Môn
Xe bọc thép nghiền nát những lều trại của người biểu tình vào sáng sớm ngày chủ nhật 4-6-1989
Wang Dan, một người biểu tình hô hào các sinh viên khác vào hôm 1-5-1989
Những sinh viên biểu tình, trong đó có một cô gái với máy ảnh trên tay bị quân đội đàn áp
Những người lính trong quân đội được người biểu tình thuyết phục hãy trở về nhà, đừng cản trở phong trào đấu tranh của nhân dân
Quân đội Giải phóng nhân dân (PLA) binh sĩ và xe tăng bảo vệ đại lộ Trường An, con đường dẫn đến Quảng trường
Cánh cổng Thiên An Môn bị đóng chặt, dấu vết của cuộc thảm sát vẫn còn hiện rõ.
Bà Đinh Tử Lâm 27, mẹ của một thanh niên đã bị giết trong cuộc biểu tình. Con trai bà lúc đó chỉ mới tròn 17 tuổi. Cho đến bây giờ bà vẫn không quên được nỗi đau mỗi khi nghĩ đến biến cố Thiên An Môn.
Leung Kwok Hung và Koo Sze Yiu là hai trong số hàng ngàn người có mặt trong cuộc biểu tình cách đây 25 năm. Họ dùng một chiếc quan tài giả để tưởng niệm những đồng chí đã ngã xuống. Dòng chữ trên quan tài có nghĩa là: "vinh quang vĩnh cửu cho anh hùng của nhân dân. "
Một số người dân đã tái hiện lại khung cảnh xe tăng quân đội đàn áp nhóm biểu tình năm 1989
Lee Cheuk Yan, 57 tuổi, Chủ tịch Liên minh Hồng Kông trong tổ chức Hỗ trợ phong trào Dân chủ Yêu nước của Trung Quốc. Ông nói: " Trước cuộc đàn áp, tôi nghĩ rằng đó là hi vọng của Trung Quốc, nhưng khi tiếng súng nổ ra, tôi biết ngày đen tối đã tới. Tất cả mọi thứ như mới ngày hôm qua".
Luật sư Martin Lee , 75 tuổi, một trong những nhà lãnh đạo của phong trào ngày đó bên cạnh tượng Nữ thần dân chủ. "Tôi đã bật khóc khi nhận được tin người ta đã bắn vào sinh viên, công nhân của chính họ. Sai lầm phải được sửa chữa", ông nói
Hàng chục ngàn người thắp nến cầu nguyện tại công viên Victoria, Hồng Kông vào năm 2009 để đánh dấu kỷ niệm 20 năm ngày quân đội đàn áp phong trào ủng hộ dân chủ tại Bắc Kinh
Cô gái nhỏ cầm ngọn nến từ tay của cha mình. Biến cố 4-6 mãi mãi trở thành nỗi nhức nhối trong lòng những người từng chứng kiến sự kiện ấy
Hôm nay, 4-6, lực lượng an ninh được bố trí xung quanh quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh để kiểm tra giấy tờ của du khách trước khi cho họ vào thăm quan.
Hôm nay, Quảng trường Thiên An Môn khá vắng lặng
Một chú bé cầm quốc kì Trung Quốc trước Thiên An Môn
Nhiều cảnh sát được trang bị súng cùng nhiều thiết bị khác để đảm bảo an ninh
Xe của lực lượng an ninh được bố trí khắp nơi
(Dân trí) - Tối qua 10/10, cả biển người dồn về trung tâm Thủ đô Hà Nội để thưởng thức “bữa tiệc ánh sáng” chào mừng 60 năm giải phóng Thủ đô. Nhưng đằng sau những màn pháo hoa rực rỡ ấy là một bức tranh không mấy đẹp về ý thức môi trường của người dân.
Nước cống đen ngòm dềnh lên, lênh láng khắp khu nhà.
Nước thải ngấp nghé thềm nhà.
Mọi người phải bắc cầu để đi lại trong khu nhà.
Thế giới 04/6/2014 17:16
Nhà Trắng nhắc nhở Trung Quốc nỗi đau thảm sát Thiên An Môn
Nhà Trắng yêu cầu Trung Quốc phải trả món nợ cho những nạn nhân bị giết chết hay mất tích trong cuộc thảm sát Thiên An Môn cách đây đúng 25 năm.
Trung Quốc phải giải thích về vụ việc gây chấn động dư luận quốc tế vào ngày 4-6-1989, khiến hàng ngàn người thiệt mạng tại Thiên An Môn. Người phát ngôn của Nhà Trắng cho biết Mỹ luôn ủng hộ những hành động cổ vụ cho quyền tự do con người, trong đó bao gồm tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do hội họp… Tuyên ngôn về nhân quyền của Mỹ cho đến nay vẫn vững vàng và được cả thế giới ủng hộ.
Mặc dù trên bình diện quốc tế, trong ba thập niên qua, Mỹ và Trung Quốc đã có nhiều bước tiến đáng kể. Song Mỹ luôn luôn muốn nhắc nhở Trung Quốc về quyền tự do và yêu cầu Trung Quốc phải có một sự rõ ràng, công bằng với quá khứ, hiện tại, cũng như tương lai của các công dân nước này.
Từ nhiều tuần trước, chính phủ Trung Quốc đã có những sắp xếp bí mật nhằm đảm bảo an ninh cho thủ đô Bắc Kinh khi mà ngày kỉ niệm 4-6 đang đến gần. Riêng trong hôm nay, lực lượng giữ gìn trật tự được bố trí dày đặc hơn mọi ngày, đặc biệt xung quanh quảng trường Thiên An Môn. Giới chức Trung Quốc đề phòng một cuộc bạo loạn, hay ít nhất là biểu tình để tưởng niệm những người đã mất.
Ngày này, cách đây 25 năm, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã dùng xe tăng và binh sĩ tấn công vào những người biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn. Đây là cuộc biểu tình do sinh viên, trí thức, công nhân Trung Quốc thực hiện từ 15-4 đến 4-6-1989 tại nhiều thành phố ở Trung Quốc, đòi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tái lập quyền kiểm soát của công nhân đối với ngành kinh doanh.
Bắc Kinh chưa bao giờ công bố con số thương vong, nhưng theo ước tính của các nhà hoạt động thời đó, đã có từ vài trăm đến vài ngàn người chết.
Nhân kỉ niệm 25 năm biến cố Thiên An Môn, PLO giới thiệu lại một số hình ảnh liên quan đến sự kiện này do các hãng thông tấn quốc tế như Reuters, AFP, AP, Asian history ghi lại.
Sinh viên Trường đại học Bắc Kinh tham gia biểu tình tuyệt thực vô thời hạn phản đối chính phủ Trung Quốc tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 18.5.1989
Một người dân đứng chắn trước hàng xe tăng quân đội Trung Quốc vào ngày 5.6.1989 để phản đối việc chính phủ đàn áp người biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn
Một chiếc xe bị đốt ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989, cột khói bốc cao hàng chục mét
phóng viên nước ngoài bị thương trong các vụ đụng độ giữa quân đội và người biểu tình đang được cáng ra khỏi Quảng trường
Một lính lái xe tăng quân đội Trung Quốc được một số sinh viên giúp đỡ sau khi anh này bị đám đông biểu tình tấn công
Một cô gái bị thương do xô xát với quân đội đang được cáng ra khỏi khu vực biểu tình
Đây là những bức ảnh hiếm khi được công bố về những con người đã cảm tử, hi sinh vì phong trào đấu tranh, đòi quyền dân chủ
Xe tăng quân đội bị nhóm biểu tình chặn phá
Nhiều xe cộ bị đốt, lật ngửa giữa đường để ngăn chặn quân đội tấn công vào Thiên An Môn
Xe bọc thép nghiền nát những lều trại của người biểu tình vào sáng sớm ngày chủ nhật 4-6-1989
Wang Dan, một người biểu tình hô hào các sinh viên khác vào hôm 1-5-1989
Những sinh viên biểu tình, trong đó có một cô gái với máy ảnh trên tay bị quân đội đàn áp
Những người lính trong quân đội được người biểu tình thuyết phục hãy trở về nhà, đừng cản trở phong trào đấu tranh của nhân dân
Quân đội Giải phóng nhân dân (PLA) binh sĩ và xe tăng bảo vệ đại lộ Trường An, con đường dẫn đến Quảng trường
Cánh cổng Thiên An Môn bị đóng chặt, dấu vết của cuộc thảm sát vẫn còn hiện rõ.
Bà Đinh Tử Lâm 27, mẹ của một thanh niên đã bị giết trong cuộc biểu tình. Con trai bà lúc đó chỉ mới tròn 17 tuổi. Cho đến bây giờ bà vẫn không quên được nỗi đau mỗi khi nghĩ đến biến cố Thiên An Môn.
Leung Kwok Hung và Koo Sze Yiu là hai trong số hàng ngàn người có mặt trong cuộc biểu tình cách đây 25 năm. Họ dùng một chiếc quan tài giả để tưởng niệm những đồng chí đã ngã xuống. Dòng chữ trên quan tài có nghĩa là: "vinh quang vĩnh cửu cho anh hùng của nhân dân. "
Một số người dân đã tái hiện lại khung cảnh xe tăng quân đội đàn áp nhóm biểu tình năm 1989
Lee Cheuk Yan, 57 tuổi, Chủ tịch Liên minh Hồng Kông trong tổ chức Hỗ trợ phong trào Dân chủ Yêu nước của Trung Quốc. Ông nói: " Trước cuộc đàn áp, tôi nghĩ rằng đó là hi vọng của Trung Quốc, nhưng khi tiếng súng nổ ra, tôi biết ngày đen tối đã tới. Tất cả mọi thứ như mới ngày hôm qua".
Luật sư Martin Lee , 75 tuổi, một trong những nhà lãnh đạo của phong trào ngày đó bên cạnh tượng Nữ thần dân chủ. "Tôi đã bật khóc khi nhận được tin người ta đã bắn vào sinh viên, công nhân của chính họ. Sai lầm phải được sửa chữa", ông nói
Hàng chục ngàn người thắp nến cầu nguyện tại công viên Victoria, Hồng Kông vào năm 2009 để đánh dấu kỷ niệm 20 năm ngày quân đội đàn áp phong trào ủng hộ dân chủ tại Bắc Kinh
Cô gái nhỏ cầm ngọn nến từ tay của cha mình. Biến cố 4-6 mãi mãi trở thành nỗi nhức nhối trong lòng những người từng chứng kiến sự kiện ấy
Hôm nay, 4-6, lực lượng an ninh được bố trí xung quanh quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh để kiểm tra giấy tờ của du khách trước khi cho họ vào thăm quan.
Hôm nay, Quảng trường Thiên An Môn khá vắng lặng
Một chú bé cầm quốc kì Trung Quốc trước Thiên An Môn
Nhiều cảnh sát được trang bị súng cùng nhiều thiết bị khác để đảm bảo an ninh
Xe của lực lượng an ninh được bố trí khắp nơi
Công chúa Nhật cưới thường dân, từ bỏ tước hiệu hoàng gia
(Dân trí) - Công chúa Nhật Bản Noriko hôm 5/10 đã kết hôn với một thường dân hơn cô 15 tuổi, từ bỏ địa vị hoàng gia.
Công chúa Noriko tới tạm biệt Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko trước khi kết hôn. Công chúa Noriko là con gái của em họ Nhật hoàng Akihito, Hoàng tử quá cố Takamado.
Công chúa Noriko kết hôn với giáo sĩ Kunimaro Senge, con trai cả của người đứng đầu ngôi đền lớn Izumo Taisha tại tỉnh Shimane hôm 5/10.
Công chúa Noriko kết hôn với giáo sĩ Kunimaro Senge, con trai cả của người đứng đầu ngôi đền lớn Izumo Taisha tại tỉnh Shimane hôm 5/10.
21 thành viên thân thiết của hai bên gia đình đã chứng kiến lễ cưới chính thức của cặp đôi tại ngôi đền Izumo Taisha.
-----------------------------------------------------------
Thứ Bẩy, 11/10/2014 - 09:43
Phố phường Hà Nội la liệt rác sau màn pháo hoa rực rỡ
(Dân trí) - Tối qua 10/10, cả biển người dồn về trung tâm Thủ đô Hà Nội để thưởng thức “bữa tiệc ánh sáng” chào mừng 60 năm giải phóng Thủ đô. Nhưng đằng sau những màn pháo hoa rực rỡ ấy là một bức tranh không mấy đẹp về ý thức môi trường của người dân.
>> Hà Nội: Chen chân nghẹt thở xem bắn pháo hoa
>> Hà Nội rực rỡ pháo hoa
Ghi nhận tại điểm bắn pháo hoa trên hồ Hoàn Kiếm, trên các con phố như Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Tràng Thi, Phố Lê Thái Tổ..., đặc biệt là con đường xung quanh hô, đều ngập tràn rác do chính những người đi xem pháo hoa vứt xuống rồi dẫm nát.
Rác vương vãi khắp mọi nơi, trên thảm cỏ, dưới gốc cây, bên lề đường hay ngay cạnh... thùng rác.
Đêm qua, lực lượng vệ sinh môi trường đô thị và các thanh niên tình nguyện đã phải rất vất vả để dọn hết “bãi chiến trường” do những người vô ý thức để lại.
Một cụ bà tranh thủ nhặt rác tái chế.
Lực lượng sinh viên tình nguyện vất vả dọn rác.
Nguyễn Gia Chính
Thứ Ba, 14/10/2014 - 14:29
Hà Nội: Sống cùng nước cống đen ngòm ngập sâu cả mét
(Dân trí) - Hơn 1 năm qua, 12 hộ dân với hơn 60 nhân khẩu sống trong khu nhà số 146 Quán Thánh (Ba Đình, Hà Nội) phải sống chung với nước cống đen ngòm, hôi thối, ngập sâu đến cả mét.
Theo phản ánh của 12 hộ gia đình sống trong số nhà 146 Quán Thánh (phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội), từ tháng 7/2013 đến nay, khuôn viên hơn 300m2 mà các hộ dân ở đây sử dụng bất ngờ bị ngập nước cống. Vì đây là khu biệt thự được xây từ xưa nên cả 12 hộ dân chỉ dùng một đường cống để thoát nước. Đường cống này chạy từ sân chung rồi đi ngầm dưới nền nhà của 3 gia đình để đổ vào cống ngầm của thành phố (nằm ở phố Đặng Dung).
Nước cống đen ngòm dềnh lên, lênh láng khắp khu nhà.
Bắt đầu từ ngày 31/7/2013, khu nhà trên đột nhiên xảy ra tình trạng ngập nước cống. Nguyên nhân được xác định là do đường cống ngầm chạy qua nhà ông Nguyễn Xuân Minh bị bịt lại. Nước thải dềnh lên, có chỗ sâu đến cả mét.
Ông Lê Bá Hùng (70 tuổi, ở số nhà 146 Quán Thánh) cho biết: “Tôi sống ở khu nhà này từ khi lên 10. Dù thành phố ngập nước đến đâu thì ở đây vẫn chưa bao giờ bị ngập. Tuy nhiên, từ khi đường thoát nước chung bị bịt lại, người dân chúng tôi phải sống trong tình trạng mất vệ sinh nghiêm trọng như thế này. Chúng tôi cũng đã gửi đơn đi nhiều nơi nhưng đến nay vẫn chưa được khắc phục”.
Nước thải ngấp nghé thềm nhà.
Cùng nỗi bức xúc với ông Hùng, cụ bà Nguyễn Thị Tư (86 tuổi) cho biết: “Các gia đình ở đây phần nhiều là người già và trẻ em, với điều kiện sống như thế này thì ảnh hưởng nhiều nhất đến chúng tôi và các cháu nhỏ. Gia đình tôi đã phải mua lưới, giăng khắp các cánh cửa trong gia đình để tránh ruồi muỗi bay vào nhà…”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Thanh Xuân - Phó Chủ tịch UBND phường Quán Thánh - xác nhận, việc cư dân số nhà 146 Quán Thánh phản ánh là hoàn toàn đúng sự thật. Bản thân UBND phường Quán Thánh cũng đã nhiều lần xuống đề nghị gia đình ông Nguyễn Xuân Minh phối hợp để tìm hiểu nguyên nhân tắc đường cống nhưng ông Minh không chấp nhận.
Mọi người phải bắc cầu để đi lại trong khu nhà.
Cũng theo ông Bùi Thanh Xuân, UBND quận Ba Đình đã ra 2 văn bản ngày 14/10/2013 và ngày 8/5/2014 đề nghị xử lý nghiêm nếu có hiện tượng bịt cống thoát nước theo đơn kiến nghị của người dân. Tuy nhiên, ông Xuân cũng cho hay, cứ mỗi khi phường xuống để giải quyết thì gia đình ông Minh lại gây cản trở.
Trong lúc chờ sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng quận Ba Đình, hơn 60 nhân khẩu với nhiều người già và trẻ nhỏ vẫn ngày ngày phải sống chung với nước cống lênh láng, đen ngòm, hôi thối.
Tiến Nguyên
-------------------------------------------------
Nhà đập nham nhở rồi bỏ đó trở thành nơi hoang phế, rình sập đổ. Trong những căn nhà “ma” đó tiềm ẩn điều gì thì khó ai đoán được. Bởi ngoài việc xuống cấp của những bức tường hỏng kết cấu gây nguy hiểm cho người dân còn chở thành một bãi rác vô chủ và thành những “nhà vệ sinh công cộng”.
Theo An ninh thủ đô
Như VietNamNet đã đưa tin, cụ Phạm Thị Vượng (SN 1925, trú xóm Phái Nam, xã Thạch Lâm) có con trai là liệt sĩ Nguyễn Xuân Hồng (SN 1956) hi sinh tại chiến trường miền Nam ngày 09/4/1975 trong cuộc tấn công vào Xuân Lộc.
Cụ Vượng cho biết, số tiền ít ỏi mà cụ hưởng theo chế độ mẹ liệt sĩ, ngoài việc cơm, cháo, thuốc thang hàng tháng, cụ còn phải dành dụm để trước mùa mưa bão, cụ mua tranh, tre sửa sang, chống dột nát. Và sau khi bão tan, nếu có bị tốc mái cũng có mà sửa soạn, lợp lại mà ở.
Anh Nguyễn Xuân Mạo, con trai cụ Vượng cho biết, căn nhà nơi mẹ anh đang ở, sau 25 năm đã phải sửa lại rất nhiều lần. Đã có khoảng 5 - 6 lần bị mưa bão cuốn tốc mái anh phải nhờ thêm người đến lợp lại nhà cho mẹ. Rồi khi những cái cọc tre bị mối, mọt hư hỏng phải gia cố, thay mới hay những vách đất bị hư hỏng...
Ngày 10/9, ông Phan Tấn Linh, PGĐ Sở Thông tin - Truyền thông Hà Tĩnh đã ký Công văn số 188 gửi UBND huyện Thạch Hà kiểm tra sự việc bà mẹ liệt sỹ phải sống trong túp lều tranh trong 25 năm, mà báo VietNamNet đã có bài phản ánh.
“Ngày 29/8, báo VietNamNet đăng bài “Cảnh bà mẹ liệt sỹ sống ở túp lều tranh” và ngày 8/9, trang TuanVietNam.Net tiếp tục có bài “Túp lều tranh mẹ liệt sỹ và “bệnh” thành tích” phản ánh mẹ liệt sỹ Phạm Thị Vượng ở xã Thạch Lâm, huyện Thạch Hà phải sống trong túp lều tranh, vách đất xiêu vẹo.
Thực hiện QĐ số 29 ngày 06/10/2009 của UBND tỉnh về Quy chế phát ngôn, cung cấp và đăng phát, xử lý thông tin trên báo chí thuộc địa bàn Hà Tĩnh, Sở TTTT đề nghị UBND huyện Thạch Hà kiểm tra, xử lý thông tin báo nêu và có báo cáo kết quả băng văn bản về UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo, Sở TTTT và Ban biên tập báo VietNamNet trước ngày 25/9/2012”, công văn nêu.
Cũng trong ngày 10/9, sau khi tiếp nhận thông tin từ phóng viên, ông Nguyễn Thanh Bình, Bí thư tỉnh uỷ Hà Tĩnh cho biết, sẽ chỉ đạo huyện Thạch Hà kiểm tra sự việc mà VietNamNet đã phản ánh.
Trần Văn - Duy Tuấn
=============================================================
Sinh sống tại một hòn đảo nhỏ ở Washington suốt mấy năm trung học, từ nhỏ bà đã ham học hỏi và đặc biệt yêu triết học. Bà tham gia một khóa học cao cấp về triết học và thường xuyên lui tới quán cà phê Seattle để nghe luận bàn. “ Stanley là một cô gái thông minh, nhưng có vẻ hơi trầm”, một người bạn trung học của bà nhận xét, tuy nhiên, bà rất quan tâm tới bạn bè và không bỏ qua bất cứ sự kiện nào thời đó.
Khi cậu con trai lên 2 tuổi, khát khao học lại trỗi dậy, bà quay lại trường đại học. Cuộc sống càng nhọc nhằn và thiếu thốn hơn, cô phải sống dựa vào vào bố mẹ đẻ. Nhưng đó cũng là lúc cô gặp và thương mến một sinh viên ngoại quốc tên Lolo Soetoro. Và lời câu hôn Lolo đề nghị năm 1967 đã được bà chấp thuận bởi thấy ông là người đàn ông hiền lành, vui vẻ và rất thương yêu con trai bà (lúc đó Obama lên 6 tuổi).
Cậu bé Obama, Mẹ và em
Thấy nhiều phụ nữ mang những chiếc giỏ nặng nề trên lưng đi bộ đến chợ vào lúc 3h sáng, bà thấy động lòng và thuyết phục Ford Foundation cùng Chính phủ Indonesia hỗ trợ xe đẩy cho đối tượng này. Và ngôi nhà của bà trở thành nơi tụ tập của những nhân vật có nhiều ảnh hưởng trong xã hội: chính khách, nhà làm phim, nhạc sĩ, hoạt động công đoàn. Và bà trở thành mối duyên đưa những người họ gần gũi, lắng nghe nhau hơn.
-------------------------------------------------
Đường dây hoa hậu bán dâm - duong day hoa hau ban dam
Trang Nhung: "Suy sụp vì bị oan vụ mua bán dâm" Trang Nhung đã phải đối mặt với cảm giác chỉ còn như một con số âm vì bị hiểu lầm liên quan đến đường dây mua bán thân xác của người đẹp Mỹ Xuân.
Thích và chia sẻ sự kiện trên:
Hoa hậu Mỹ Xuân bị phạt 30 tháng tù HĐXX tuyên phạt bị cáo cầm đầu đường dây môi giới hoa hậu, người mẫu bán dâm mức án 5 năm tù giam. Đặc biệt, bị cáo Trần Thị Hoa (người mẫu Thiên Kim) được hưởng án treo.
Hoa hậu Mỹ Xuân xơ xác ngày ra tòa Thi thoảng Mỹ Xuân cố ngoái xuống phía dưới để tìm người thân, trông cô hoa hậu ngày nào giờ gầy và xơ xác hơn rất nhiều.
Hôm nay xử vụ hoa hậu, người mẫu bán dâm Hôm nay, TAND TP.HCM đưa ra xét xử các bị cáo trong đường dây môi giới các hoa hậu, người mẫu bán dâm với giá ngàn đô.
Ngày 25/6 xét xử hoa hậu Mỹ Xuân và đồng phạm Hoa hậu Mỹ Xuân bị truy tố ở khung hình phạt từ 3 năm tù đến 10 năm tù do có hành vi môi giới cho nhiều ca sĩ, diễn viên, hoa khôi bán dâm giá hàng ngàn đô la.
Chiêu chăn dắt gái gọi của Kiên "pê đê" Liên quan đến đường dây hoa hậu, diễn viên bán dâm, cơ quan CSĐT đã đề nghị truy tố Kiên về tội 'Môi giới mại dâm' và từ đây, nhiều chiêu trò của gã hé lộ. Kiên Pê đê.
Khi hoa hậu đua nhau bán cái “ngàn vàng” Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM cho biết đã có kết luận điều tra vụ án về đường dây môi giới hoa khôi, người mẫu bán dâm bị triệt phá từ đầu tháng 6/2012.
Tin tiếp vụ “Đường dây hoa hậu bán dâm” Ngày 27/1, Phòng CSĐT Tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an TPHCM xác nhận đã ra quyết định truy nã đối với bị can Lương Quốc Huy (SN 1987, ngụ TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) về hành vi “môi giới mại dâm”.
Truy nã “tú ông” ở đường dây mại dâm hoa hậu Liên quan đến đường dây mại dâm toàn người mẫu, diễn viên bị triệt phá vào đầu tháng 6/2012, Công an TP.HCM đã phát lệnh truy nã đối với bị can Lương Quốc Huy (26 tuổi, ngụ phường Phú Thủy, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) về tội môi giới mại dâm.
Kéo dài điều tra vụ đường dây hoa hậu bán dâm Trong vụ án này, chỉ riêng bị can Trần Thị Hoa (tức người mẫu Thiên Kim) được tại ngoại để điều tra vì đang mang thai.
Đường dây môi giới mại dâm của Mỹ Xuân bị khởi tố Hoa hậu Mỹ Xuân và 3 đồng phạm chính thức bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi môi giới mại dâm.
Chân dài và đại gia: Hãy chọn giá đúng! Có một câu nói rằng, “cái gì còn có thể định giá được, thì cái đó còn rẻ !”... - một bạn trẻ gửi đến bài viết này với quan điểm từ thực tế “ừ thì ai có cái gì thì bán cái đó” nhưng...Tất nhiên đây là quan điểm rất TÔI (riêng) của tác giả, không phải của tòa soạn.
Đại gia mua dâm: "Vụ Mỹ Xuân xoàng thôi" Theo nhiều nguồn tin được biết đại gia mua dâm Mỹ Xuân chỉ thuộc loại "tay chơi" xoàng xĩnh ?!
Trang Nhung: "Suy sụp vì bị oan vụ mua bán dâm" Trang Nhung đã phải đối mặt với cảm giác chỉ còn như một con số âm vì bị hiểu lầm liên quan đến đường dây mua bán thân xác của người đẹp Mỹ Xuân.
Thích và chia sẻ sự kiện trên:
Hoa hậu Mỹ Xuân bị phạt 30 tháng tù HĐXX tuyên phạt bị cáo cầm đầu đường dây môi giới hoa hậu, người mẫu bán dâm mức án 5 năm tù giam. Đặc biệt, bị cáo Trần Thị Hoa (người mẫu Thiên Kim) được hưởng án treo.
Hoa hậu Mỹ Xuân xơ xác ngày ra tòa Thi thoảng Mỹ Xuân cố ngoái xuống phía dưới để tìm người thân, trông cô hoa hậu ngày nào giờ gầy và xơ xác hơn rất nhiều.
Hôm nay xử vụ hoa hậu, người mẫu bán dâm Hôm nay, TAND TP.HCM đưa ra xét xử các bị cáo trong đường dây môi giới các hoa hậu, người mẫu bán dâm với giá ngàn đô.
Ngày 25/6 xét xử hoa hậu Mỹ Xuân và đồng phạm Hoa hậu Mỹ Xuân bị truy tố ở khung hình phạt từ 3 năm tù đến 10 năm tù do có hành vi môi giới cho nhiều ca sĩ, diễn viên, hoa khôi bán dâm giá hàng ngàn đô la.
Chiêu chăn dắt gái gọi của Kiên "pê đê" Liên quan đến đường dây hoa hậu, diễn viên bán dâm, cơ quan CSĐT đã đề nghị truy tố Kiên về tội 'Môi giới mại dâm' và từ đây, nhiều chiêu trò của gã hé lộ. Kiên Pê đê.
Khi hoa hậu đua nhau bán cái “ngàn vàng” Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM cho biết đã có kết luận điều tra vụ án về đường dây môi giới hoa khôi, người mẫu bán dâm bị triệt phá từ đầu tháng 6/2012.
Tin tiếp vụ “Đường dây hoa hậu bán dâm” Ngày 27/1, Phòng CSĐT Tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an TPHCM xác nhận đã ra quyết định truy nã đối với bị can Lương Quốc Huy (SN 1987, ngụ TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) về hành vi “môi giới mại dâm”.
Truy nã “tú ông” ở đường dây mại dâm hoa hậu Liên quan đến đường dây mại dâm toàn người mẫu, diễn viên bị triệt phá vào đầu tháng 6/2012, Công an TP.HCM đã phát lệnh truy nã đối với bị can Lương Quốc Huy (26 tuổi, ngụ phường Phú Thủy, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) về tội môi giới mại dâm.
Kéo dài điều tra vụ đường dây hoa hậu bán dâm Trong vụ án này, chỉ riêng bị can Trần Thị Hoa (tức người mẫu Thiên Kim) được tại ngoại để điều tra vì đang mang thai.
Đường dây môi giới mại dâm của Mỹ Xuân bị khởi tố Hoa hậu Mỹ Xuân và 3 đồng phạm chính thức bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi môi giới mại dâm.
Chân dài và đại gia: Hãy chọn giá đúng! Có một câu nói rằng, “cái gì còn có thể định giá được, thì cái đó còn rẻ !”... - một bạn trẻ gửi đến bài viết này với quan điểm từ thực tế “ừ thì ai có cái gì thì bán cái đó” nhưng...Tất nhiên đây là quan điểm rất TÔI (riêng) của tác giả, không phải của tòa soạn.
Đại gia mua dâm: "Vụ Mỹ Xuân xoàng thôi" Theo nhiều nguồn tin được biết đại gia mua dâm Mỹ Xuân chỉ thuộc loại "tay chơi" xoàng xĩnh ?!
“Chợ chim 373 tỷ đồng” trên những căn nhà bỏ trống
Một chợ chim họp “tạm” cũng đã 3 năm, trong diện tích của một dự án hàng trăm tỷ chưa hoàn thiện.
Bao nhiêu tiền của đổ vào, và còn bao nhiêu tiền chưa sử dụng đến trong số 373 tỷ đồng mà được đầu tư cho dự án đường Văn Cao – Hồ Tây thì chỉ có chủ dự án mới hay. Chỉ biết đến nay đã sắp chuyển sang năm thứ 3 của mốc phải hoàn thành rồi mà dự án vẫn còn ngổn ngang bao nhiêu trớ trêu tồn đọng.Nhà đập nham nhở rồi bỏ đó trở thành nơi hoang phế, rình sập đổ. Trong những căn nhà “ma” đó tiềm ẩn điều gì thì khó ai đoán được. Bởi ngoài việc xuống cấp của những bức tường hỏng kết cấu gây nguy hiểm cho người dân còn chở thành một bãi rác vô chủ và thành những “nhà vệ sinh công cộng”.
Theo An ninh thủ đô
- Khiếp vía chuyện hài nhi trong vali về đòi ngủ cùng với người sống
- 10 quốc gia đáng sống nhất thế giới tại thời điểm này
- Clip: Người dân Nghệ An rầm rộ "ra quân" tiêu diệt rắn cực độc
- Choáng váng với lối sống của nữ sinh lớp 5 "dắt" 2 bạn vào tù
- Báo TQ đe dọa Ấn Độ "sẽ chịu hậu quả" nếu bán tên lửa cho Việt Nam
- VTV2 sẽ chiếu “phim người lớn” trên truyền hình
- "Rắn 2 bước" cực độc tại Việt Nam ám ảnh lính Mỹ
- Hàng chục người nhặt vàng giúp thiếu phụ bị cướp ở Sài Gòn
Chính trị - Xã hội
Hình ảnh căn nhà dột nát của mẹ liệt sĩ
Thứ ba, 2012-09-11 11:27:09 - Nguồn: vietnamnet.vn
- Đã 25 năm nay, một người mẹ liệt sĩ gần 90 tuổi ở Thạch Hà (Hà Tĩnh) phải sống trong căn nhà tranh vách đất. Ước nguyện có gian nhà ngói thờ con trai là liệt sĩ vẫn chưa thể thực hiện được.
>> Cảnh mẹ liệt sĩ sống ở túp lều tranh
Như VietNamNet đã đưa tin, cụ Phạm Thị Vượng (SN 1925, trú xóm Phái Nam, xã Thạch Lâm) có con trai là liệt sĩ Nguyễn Xuân Hồng (SN 1956) hi sinh tại chiến trường miền Nam ngày 09/4/1975 trong cuộc tấn công vào Xuân Lộc.
Chẳng có tiền trần bạt hết toàn bộ mái, cụ Vượng phải nhờ con căng tấm bạt che chắn khu vực giường cụ nằm để khi mưa không bị ướt.
Sinh ra 5 người con, nhưng nay cụ Vượng chỉ còn lại 2 người, một trai, một gái. Mà cả hai đều là nông dân, cuộc sống rất nghèo khó. Căn nhà tranh, vách đất mà mẹ liệt sĩ đang sống được dựng lên từ năm 1988. Đã qua 25 năm cụ phải sống trong sợ hãi mỗi khi mùa mưa bão về.Cụ Vượng cho biết, số tiền ít ỏi mà cụ hưởng theo chế độ mẹ liệt sĩ, ngoài việc cơm, cháo, thuốc thang hàng tháng, cụ còn phải dành dụm để trước mùa mưa bão, cụ mua tranh, tre sửa sang, chống dột nát. Và sau khi bão tan, nếu có bị tốc mái cũng có mà sửa soạn, lợp lại mà ở.
Anh Nguyễn Xuân Mạo, con trai cụ Vượng cho biết, căn nhà nơi mẹ anh đang ở, sau 25 năm đã phải sửa lại rất nhiều lần. Đã có khoảng 5 - 6 lần bị mưa bão cuốn tốc mái anh phải nhờ thêm người đến lợp lại nhà cho mẹ. Rồi khi những cái cọc tre bị mối, mọt hư hỏng phải gia cố, thay mới hay những vách đất bị hư hỏng...
Ngày 10/9, ông Phan Tấn Linh, PGĐ Sở Thông tin - Truyền thông Hà Tĩnh đã ký Công văn số 188 gửi UBND huyện Thạch Hà kiểm tra sự việc bà mẹ liệt sỹ phải sống trong túp lều tranh trong 25 năm, mà báo VietNamNet đã có bài phản ánh.
“Ngày 29/8, báo VietNamNet đăng bài “Cảnh bà mẹ liệt sỹ sống ở túp lều tranh” và ngày 8/9, trang TuanVietNam.Net tiếp tục có bài “Túp lều tranh mẹ liệt sỹ và “bệnh” thành tích” phản ánh mẹ liệt sỹ Phạm Thị Vượng ở xã Thạch Lâm, huyện Thạch Hà phải sống trong túp lều tranh, vách đất xiêu vẹo.
Thực hiện QĐ số 29 ngày 06/10/2009 của UBND tỉnh về Quy chế phát ngôn, cung cấp và đăng phát, xử lý thông tin trên báo chí thuộc địa bàn Hà Tĩnh, Sở TTTT đề nghị UBND huyện Thạch Hà kiểm tra, xử lý thông tin báo nêu và có báo cáo kết quả băng văn bản về UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo, Sở TTTT và Ban biên tập báo VietNamNet trước ngày 25/9/2012”, công văn nêu.
Cũng trong ngày 10/9, sau khi tiếp nhận thông tin từ phóng viên, ông Nguyễn Thanh Bình, Bí thư tỉnh uỷ Hà Tĩnh cho biết, sẽ chỉ đạo huyện Thạch Hà kiểm tra sự việc mà VietNamNet đã phản ánh.
Mẹ liệt sĩ gần 90 tuổi trước túp lều tranh của mình. |
Cách mà mẹ chống đỡ với mưa gió bởi mái tranh dột nát. |
Ban ngày ngồi trong nhà vẫn thấy mặt trời. |
Bể nước và những vật dụng sơ sài của mẹ liệt sĩ. |
Chật chội, khiến nơi đặt tấm hình của cụ cũng trở nên thiếu chỗ. |
Củi là chất đốt hàng ngày để cụ dùng thổi cơm, nấu nước. |
Những cái chum là vật dụng để đựng thóc, gạo của cụ Vượng. |
Cụ Vượng đang lo lắng khi mùa mưa, bão sắp đến. |
Anh Nguyễn Xuân Mạo và mẹ đang xem lại tấm bằng Tổ quốc ghi công của liệt sĩ Nguyễn Xuân Hồng. |
Đã xóa hết nhà ‘‘tranh tre giột nát’’ từ 2003?
Cuộc vận động xóa nhà tranh tre dột nát của tỉnh Hà Tĩnh được phát động trong năm năm (2001-2005).
Phương thức cuộc vận động là huy động nội lực toàn dân, các cơ quan, ban ngành, các doanh nghiệp và trích ngân sách của tỉnh để hỗ trợ. Toàn tỉnh đã huy động gần 60 tỉ đồng (trong đó có 4 tỉ đồng trích từ quĩ “Vì người nghèo” của tỉnh) và hàng vạn ngày công lao động cùng nhiều loại nguyên vật liệu trị giá hàng tỉ đồng. Kết quả đã xóa được 11.533 nhà tranh tre dột nát.
Đây là nhiệm vụ quan trọng của nghị quyết Đảng bộ Hà Tĩnh nhiệm kỳ XV nhằm phấn đấu đến năm 2005 (cơ bản hoàn thành trong năm 2003) giúp hộ đói nghèo (ưu tiên gia đình thương binh, liệt sĩ) xóa hết nhà tranh tre dột nát.
Riêng huyện Thạch Hà đã huy động gần 15 tỉ đồng, hoàn thành việc xóa nhà tranh tre dột nát cho các hộ đói nghèo trên địa bàn huyện vào tháng 7-2003. Huyện Can Lộc đã xây dựng được 1.240 căn nhà mới và là huyện đầu tiên của Hà Tĩnh hoàn thành ngói hóa toàn bộ nhà ở cho nhân dân trong huyện”. (Trích báo cáo tổng kết cuộc vận động xóa nhà tranh tre dột nát của Tỉnh ủy Hà Tĩnh, ngày 18-9-2003) Với những ‘‘thành tích’’ đó, năm 2003, tỉnh Hà Tĩnh được UBTW MTTQVN và Bộ LĐTB&XH đánh giá là một trong ba tỉnh (cùng với Tuyên Quang, Hải Dương) dẫn đầu cả nước về phong trào xóa nhà tranh tre dột nát cho hàng vạn hộ nghèo. (Báo TT đưa tin, ngày 04/11/2006) |
Trần Văn - Duy Tuấn
Thứ Tư, 29/10/2014 - 13:30
Bạch Dinh đi mỏi chân, xe sang phủ bụi của đại gia Thanh Hóa
Nổi tiếng với "Bạch Dinh" sang trọng tọa lạc trên khuôn viên 50.000m2, doanh nhân xứ Thanh, ông Cao Tiến Đoan, còn khiến nhiều người hết bất ngờ này sang bất ngờ khác bởi những điều mà chỉ ông mới có.
Thành công từ lĩnh vực bất động sản với những dự án đình đám ở xứ Thanh, doanh nhân sinh năm 1960 Cao Tiến Đoan là một trong những đại gia kín tiếng của xứ Thanh.
Đến nay, ông nổi tiếng với khu dinh thự tọa lạc trên thửa đất rộng hàng chục ngàn m2 với thiết kế sang trọng, tinh tế bằng gam màu trắng.
Doanh nhân Cao Tiến Đoan
Sở hữu nhiều bất động sản ở trung tâm thành phố, thế nhưng, "chốn đi về" của ông lại nằm trên vùng quê yên bình, nơi ông được sinh ra. Ông đã không tiếc tiền để đầu tư xây dựng cơ ngơi "có một không hai", nhưng cũng chỉ có thời gian "đi về" vào ngày cuối tuần.
Hàng ngày, ông thuê người đến chăm sóc vườn cây ao cá, trông coi bảo vệ khu dinh thự... giúp mình.
Doanh nhân này cũng đang ấp ủ đầu tư một dàn máy bay trực thăng để làm "taxi hàng không" phục vụ nhu cầu đi lại cho doanh nhân, khách du lịch...
Ông Đoan cũng nổi tiếng với thú chơi xe cổ. Bộ sưu tầm xe của ông Đoan gồm 13 chiếc phần lớn là Mercedes. Từ chiếc xe là chiếc Mercedes cổ 190 từ những năm 50 cho đến chiếc sang trọng nhất S55 AMG.
Giàu có, xa hoa, những thú chơi tinh tế... đòi hỏi kiến thức văn hóa sâu rộng, doanh nhân Cao Tiến Đoan cũng đang ấp ủ những dự án lớn du lịch lớn, và ông đã bắt tay chuẩn bị từ nhiều năm nay.
Theo Thái Bình
VietnamNet
Chuyện đời của người phụ nữ giúp Obama lên đỉnh vinh quang.
Tác giả:
.
KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. thú vị nên muốn đưa lên Blog để bạn đọc chia sẻ, dù có thể chúng ta đều đã từng đọc ở đâu đó :P
——–
Những quyết định của người mẹ táo bạo và quyết đoán giúp cậu bé Obama trưởng thành và hoàn thiện mình hơn trong những năm tháng sống và học tập tại Indonesia .
Cuộc sống vốn là một chuỗi dài những mâu thuẫn. Và cuộc đời của thân mẫu Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng là sự tổng hợp của rất nhiều điều trái ngược. Bà S. Ann Soetoro, người mẹ trẻ mang học vị tiến sĩ nhân chủng học, là một phụ nữ da trắng đến từ Mỹ nhưng lại yêu tha thiết cuộc sống ở Indonesia . Là con người thực tế nhưng lại đa sầu, đa cảm, ở bà người ta tìm thấy những điều khác biệt, một người mẹ đã nuôi dạy con trai, Tổng thống Mỹ Barak Obama, thành tài.
thành tài.
Cậu bé Obama và Mẹ
Cuộc đời bà tuy ngắn ngủi nhưng phải trải qua không ít sóng gió. Hai lần yêu, hai lần kết hôn là hai lần bà phải đau nỗi đau tan vỡ. Những người đàn ông đến nhưng không đem cho bà cuộc sống hạnh phúc không phải bởi họ không tốt mà do bà vốn là người phụ nữ nhiều tham vọng.
Với bà, cuộc sống không phải là mơ và nhiều lần bà phải tự đưa ra những quyết định ảnh hưởng tới cả cuộc đời và không ít trong số đó thất bại. Là con người đa sầu đa cảm, tuy dễ dàng rơi lệ song người phụ nữ ấy lại cứng cỏi khác thường khi vượt qua bao giông tố cuộc đời, quyết đoán và táo bạo trong công việc.
Tổng thống Mỹ Obama khẳng định, ông ảnh hưởng rất nhiều từ người mẹ quá cố và bà thật sự là một người rất đặc biệt, đặc biệt tới mức khi con trai bà lên nhậm chức, có hẳn một bộ phim tái hiện lại cuộc đời của bà được dựng lên.
Obama và Cha
Có một điều thú vị là bà có tới 4 cái tên, mỗi tên gắn với một chặng cuộc đời bà.
Cô bé Stanley Ann Dunham
Cái tên Stanley , một cái tên đậm chất nam tính, đã phản ánh được ước vọng có được đứa con trai của cha mẹ bà. Cũng vì cái tên Stanley mà suốt thời thơ ấu bà bị bạn bè châm chọc rất nhiều.
Sinh ra trong một gia đình buôn bán nội thất, cha lại là người ưa dịch chuyển, lúc nhỏ bà chuyển nhà tận 5 lần, từ Kansas tới California, đến Texas và cả Washington và ở cho tới trước khi Stanley tròn 18 tuổi.
Sau đó, dù bà đỗ vào Đại học Chicago nhưng cha đẻ bà lại không đồng ý vì lo bà còn quá trẻ để tự xoay sở cuộc sống tự lập. Khi bà tốt nghiệp cấp 3, một lần nữa bà phải miễn cưỡng theo gia đình tới lập nghiệp tại Honolulu , Hawaii , và ở đây, nhiều biến động mới xảy đến với cuộc đời bà.
Trở thành bà Barack H Obama
Gặp gỡ và yêu Barack Obama Sr., cha đẻ của Tổng thống Mỹ Obama, sau này là một bước ngoặt đối với bà Stanley . Chuyển tới nơi mới, bà cũng quyết định đổi tên thành Ann cho mềm mại và dễ nghe hơn. Cũng ở đó, bà gặp Obama Sr. trong một lớp học tiếng Nga. Người gốc Phi đầu tiên đi học ở đấy gây ấn tượng vô cùng đặc biệt đối với bà. Khác với bà khi đó, một thiếu nữ khá khép mình thì ông lại là một người vô cùng sôi nổi. Luôn là tâm điểm của đám đông, cậu học sinh da đen thường xuyên được phát biểu trong các cuộc tọa đàm tôn giáo, được một số tờ báo địa phương phỏng vấn và viết bài.
Cha Mẹ của Obama
“Ở cậu ấy có một sức lôi cuốn kỳ lạ”, Neil Abercrombie, đại biểu quốc hội Hawaii , từng là bạn đại học của Obama (cha) kể lại “tài hùng biện của cậu ta thu phục được tất cả mọi người, kể cả những người kỹ tính nhất”.
Ông thường là tâm điểm trong những cuộc trò chuyện, luận bàn chính trị, bàn về chiến tranh, về vấn đề bình đẳng… Trong khi mọi người lắng nghe và rôm rả cùng cậu bạn Obama (cha) thì Ann lại chọn cho mình một góc khuất, lắng nghe những câu chuyện của họ từ xa. Hiếm khi Ann phát biểu, mà thường chỉ lặng im quan sát.
Mọi người biết Obama đang qua lại với một phụ nữ da trắng, nhưng họ không quá bận tâm hay soi sét điều đó. Bởi đây là Hawaii, một vùng đất “pha tạp”, có nghĩa là không có sự cấm đoán một người da trắng yêu một người da màu. Và nếu như ở các bang khác, việc kết hôn với người da màu khi đó là một điều cấm kị thì ở đây luật pháp hoàn toàn chấp thuận điều đó.
Và ngày 2/2/1961, vài tháng sau ngày quen nhau, cha mẹ Obama đã chính thức kết hôn tại Maui . Khi đó, Ann đã mang bầu Obama 3 tháng. Bạn bè không ai biết về đám cưới của họ cho đến tận sau này. Không ai hiểu vì sao hôn lễ lại được bí mật tổ chức như vậy, thậm chí cả Obama sau này cũng không được mẹ kể về điều đó. “Nếu bà chưa qua đời, có thể tôi sẽ hỏi rõ bà về điều này”, ông Obama từng chia sẻ.
Và cậu bé Obama ra đời, mang trong mình hai dòng máu Mỹ và Kenya . Khi con trai vừa tròn 1 năm tuổi, cha ông quyết định tới Harvard để tham gia khóa học tiến sĩ kinh tế. Và rồi, cha của Obama muốn quay trở lại Kenya để xây dựng quê hương và ông muốn đưa vợ con theo. Tuy nhiên, biết ông đã có một người vợ trước ở đó, bà Ann không theo ông. Bất đồng quan điểm đã khiến cuộc hôn nhân tan vỡ.
Điều mà bà làm là điều vô cùng mới mẻ thời đó, chưa có một phụ nữ da trắng nào kết hôn với một người da màu, sinh con và ly hôn như bà. Quyết định táo bạo khiến cuộc sống của Ann khó khăn hơn. Người phụ nữ thiệt thòi này phải gồng mình để trang trải tiền thuê nhà và nuôi con một mình. Đáng lẽ, cô gái trẻ ấy hoàn toàn có thể nhồi nhét vào đứa con trai đầu lòng là Obama lòng hận thù người cha. Nhưng không, Ann vẫn dạy con yêu người cha ở xa và thường xuyên giữ liên lạc với ông.
Trở thành S. Ann Dunham Soetoro
Gia đình mới của Mẹ Obama
Mất hàng tháng trời để hai mẹ con thu xếp và theo ông về Indonesia . Sau một hành trình dài, ba người đặt chân tới quê hương của Lolo, thật ngoài sức tưởng tượng của hai mẹ con “bước xuống máy bay, đường băng như bị tróc lên bởi cái nóng và nắng gắt như trong hỏa lò”, Obama ghi lại hồi ức của mình “tôi nắm chặt lấy tay mẹ, và tự nhủ sẽ bảo vệ bà”.
Nhà của Lolo lại nằm ở ngoại ô Jakarta, nơi không có điện, đường phố cũng chưa được trải nhựa, lại đang là thời kỳ chuyển giao chế độ ở Indonesia và lạm phát tăng cao tới 600% khiến mọi thứ đều khan hiếm. Ann và con trai là những người ngoại quốc đầu tiên đến sống ở khu ổ chuột này. Cậu bé Obama lúc đó, muốn chơi với lũ nhóc hàng xóm liền leo lên bức tường rào đập đập tay giả bộ làm chú chim lớn, tạo ra âm thanh vui tai. “Điều này khiến bọn trẻ nghèo bật cười”, cô Ikranagara hàng xóm của họ kể lại, và rồi chúng chơi với nhau như thân quen.
Obama được gửi tới học một trường công giáo gọi là trường tiểu học Franciscus Assisi tại đây. Là người ngoại quốc, lại thông minh, sáng dạ hơn lũ trẻ ở đó, Obama nhanh chóng thành tâm điểm. Bị gọi là “thằng da đen”, nhưng cậu bé không để bụng, trái lại còn tỏ ra thích thú khi được chơi với bọn trẻ.
Còn bà Ann không kìm được lòng trước hoàn cảnh của những con người khốn khổ nơi đây, cứ liên tục cho tiền những người ăn mày tới trước cửa, đến nỗi mà ông Lolo phải nói với Obama rằng “mẹ con có trái tìm yếu mềm quá”.
Nhưng khi hai mẹ con bà dần thích nghi và yêu cuộc sống của người dân nghèo Indonesia thì cha dượng Lolo lại ngày càng tây hóa. Ông được thăng chức cao tại một công ty dầu khí của Mỹ và chuyển cả gia đình tới một khu phố sạch đẹp hơn. Bà Ann phát chán với những cuộc tiệc tùng bù khú và lối sống nhà giàu của chồng mình. Bà tự thu mình lại.
Dù những đồng tiền chồng kiếm được đủ cho bà sống cuộc sống dư dả, bà vẫn quyết định đi dạy tiếng Anh tại một đại sứ quán Mỹ. Bà dậy từ sớm tinh mơ, 4h sáng đã vào phòng gọi Obama dậy và dạy tiếng Anh cho cậu.
Lúc đầu, Obama được gửi vào một trường quốc tế dành cho giới nhà giàu, nhưng Ann lo con trai mình sẽ không được thử thách đầy đủ trong môi trường đó. Sau hai năm, bà chuyển con sang học ở một trường công gần nhà. Để giúp con trai có ý niệm rõ ràng hơn về thế giới của những người da màu ở Mỹ, bà thường mang sách về phong trào quyền công dân sang phòng con đọc vào buổi đêm.
Bằng cách rất riêng, để cho con hiểu hơn về những người da màu ở Mỹ, mỗi tối đi làm về, bà mang theo một cuốn sách về các phong trào dân quyền cho con đọc. Chính bà là người dạy cho Obama biết thế nào là sự hòa hợp sắc tộc, là bình đẳng giới và chính khát khao ấy đã theo ông đến tận bây giờ. Obama vẫn nhớ lời bà nói “Mẹ tin rằng dưới lớp da kia, con người ai cũng giống nhau”.
Khi Obama lên 10, bà Ann gửi cậu về Hawaii sống cùng với ông bà ngoại và tham gia khóa học tài năng Punahou mà cậu bé được học bổng. Quyết định này đã cho thấy được bà đánh giá cáo giá trị của giáo dục đối với các con. Chấp nhận xa con để cậu được chăm sóc và có nền giáo dục tốt hơn là một sự hy sinh lớn của một người mẹ vĩ đại.
Một năm sau, bà mang theo cô con gái út trở lại Hawaii , bỏ lại Indonesia và người chồng thứ 2. Bà tiếp tục ghi tên vào một chương trình thạc sĩ nhân chủng học Đại học Hawaii để nghiên cứu về nhân học Indonesia – nỗi niềm trăn trở bấy lâu của bà.
Thời gian này, bà bắt đầu khẳng định được mình và có tiếng nói riêng, những người quen biết trước nói bà thông minh và trầm tính, còn những người sau này biết bà, nhận xét bà là một người thẳng thắn và đầy đam mê. Bà tốt nghiệp loại ưu.
Bố dượng của Obama vẫn thường xuyên tới Hawaii thăm vợ con, nhưng họ không quay lại với nhau nữa. Ann cũng lại một lần nữa gửi đơn ly hôn vào năm 1900 mà không đòi hỏi bất cứ trợ cấp nào từ phía người chồng.
Tiến sĩ Ann Dunham Sutoro
Ba năm sống với con tại một căn hộ nhỏ ở Honolulu chỉ với nguồn học bổng của mình, bà Ann quyết định quay trở lại Indonesia để nghiên cứu thực địa cho luận án tiến sĩ của mình.
Chàng thanh niên Barack Obama và ông bà Ngoại
Nhưng Obama khi đó không theo bà, cậu bé 14 tuổi quyết định sẽ ở lại với ông bà vì mệt mỏi với sự thay đổi và cậu cảm thấy thoải mái với cuộc sống ở đây. Đứng trước quyết định của cậu con trai, bà dù rất khó nhưng vẫn tôn trọng ý kiến của con.
Trở lại Indonesia , bà lại đổi một cái tên nghe hiện đại hơn “Sutoro”. Ở đây, bà được giữ một vai trò quan trọng trong một chương trình thuộc hỗ trợ phụ nữ và người lao động thuộc quỹ Ford Foundation. Không giống với các phụ nữ da trắng khác, bà dành nhiều thời gian để gặp gỡ và lắng nghe những khó khăn của dân làng, đặc biệt là những vấn đề của người phụ nữ.
Bà đã đóng góp cho người dân Indonesia một chương trình tín dụng vi mô mà bà mất hơn 4 năm gây dựng. Trong suốt quãng thời gian ở Indonesia , bà không ngừng chung sức giúp đỡ cải thiện cuộc sống của người nghèo. Bà còn không ngần ngại sang tận Pakistan để tham gia hỗ trợ dự án tín dụng cho đất nước Nam Á nghèo này.
Sau gần hai thập kỷ theo đuổi, nghiên cứu, đến năm 1992 bà đã hoàn thành luận văn tiến sĩ về những người nghèo ở Indonesia . Trong phần chú thích, bà đặc biệt gửi lời cảm ơn hai người con Barack và Maya vì chẳng bao giờ phàn nàn khi mẹ thường xuyên lặn lội tới những nơi nghèo khó và hẻo lánh.
Mùa thu năm 1994, bà quay trở lại Hawaii, và nữ tiến sĩ nhân chủng học, người mẹ đặc biệt của tổng thống Mỹ đã qua đời vào tháng 10 năm 1995 ở tuổi 52 vì chứng ung thu buồng trứng và cổ từ cung.
Việc ra đi của bà là một điều hối tiếc lớn với Tổng thống Obama khi ông không được ở gần bà lúc lâm chung. Tuy nhiên, tinh thần và phong thái của bà, Tổng Thống Obama vẫn giữ lại bên mình, bài học mà bà dạy, hy vọng sẽ được vị tổng thống nước Mỹ áp dụng.
Tổng bí thư: Diệt chuột đừng để vỡ bình
- Tổng bí thư nói với cử tri sáng nay chống tham nhũng đòi hỏi khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Phải giữ ổn định để đất nước phát triển, rối loạn sẽ rất nguy hiểm.
Giống mọi kỳ tiếp xúc cử tri Hà Nội, trong buổi tiếp xúc trước kỳ họp QH sáng nay, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại nhận được nhiều kiến nghị liên quan chống tham nhũng, tiêu cực. Không phải xới tung lên, gây mất niềm tin, nghi kỵ
Cử tri Nguyễn Hồng Toán - Chủ tịch Hội luật gia quận Tây Hồ bày tỏ niềm phấn khởi trước nỗ lực diệt tham nhũng của Đảng, Nhà nước nhìn từ hàng loạt đại án gần đây. "Cử tri rất cảm ơn Đảng, Nhà nước đã xử lý những cán bộ biến chất lấy tiền của Nhà nước phục vụ cá nhân".
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Xử lý trước mắt phải nghĩ lâu dài
Cử tri Nguyễn Phú Nho ở phường Vĩnh Phúc có một bài phát biểu dài mà ông nhấn mạnh khi mở đầu: "Cử tri rất đau xót với lãng phí". Đau xót lắm vì trong lúc nhân dân còn đang khổ, trong lúc quốc gia đang đi vay tiền để trả nợ thì lãng phí rất lớn. "Lớn không biết bao nhiêu tỉ đồng, từ làm đường, chợ, mua sắm ô tô, nhiều cử tri nói kể cả hội nghị mừng công, hoa đầy rẫy. Nếu bớt đi cho người nghèo thì đỡ hơn".
Cử tri Nguyễn Phú Nho: Rất đau xót với lãng phí
Ông Nho nói, trong nhiều nguyên nhân có trách nhiệm của cán bộ quản lý, từ năng lực trình độ, lợi ích nhóm, có cả một số vấn đề cơ chế chính sách chưa phù hợp.... "Trong lãng phí, toàn nói chúng ta, chứ ít nói đến tôi, phải truy trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, phê duyệt, xử lý nghiêm minh".
Đáp lại mong mỏi của cử tri, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói những bức xúc này là đúng. Trong bối cảnh TQ đang quyết liệt chống tham nhũng, ta thì sao? Tổng bí thư khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước là kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, hư hỏng trong nội bộ.
"Không phải chỉ sợ mất lòng tin của dân như chúng ta nói là mất tất cả đã đành, mà làm hại cho ngay nền kinh tế, chính trị của chúng ta. Dân không đồng tình, Đảng cũng không đồng tình. Lãnh đạo Đảng nhiều lần nói không ai bật đèn xanh dung túng cho hành động tham nhũng, lãng phí" - Tổng bí thư phát biểu.
Tuy nhiên, công cuộc chống tham nhũng được lãnh đạo Đảng khẳng định "phức tạp và quá khó", có nhiều việc muốn mà chưa làm ngay được.
Ngoài việc xây dựng cơ chế, chính sách pháp luật ngừa tham nhũng, kiên quyết đấu tranh phát hiện ra tham nhũng, Tổng bí thư cũng nêu những khó khăn, thử thách trong xử lý nghiêm minh.
"Phát hiện đã khó nhưng xử lý phải nghiêm. Ta muốn xử lý nhanh nhưng bao nhiêu công đoạn, một vụ án chằng chịt bao nhiêu mối quan hệ, giám định kê khai có đúng không, giám định người khai có đúng không... rất phức tạp. Chưa kể nhiều lần nói đây là vấn đề lợi ích, cấu kết, móc ngoặc với nhau, lợi ích nhóm, ông mất chân giò, bà thò chai rượu... những quan hệ lằng nhằng với nhau".
Tổng bí thư cũng cho rằng, xử lý trước mắt phải nghĩ lâu dài, giữ cho được ổn định để đất nước phát triển. Không phải xới tung lên tất cả, gây mất niềm tin, nghi kỵ lẫn nhau, rối loạn sẽ rất nguy hiểm.
"Phải bình tĩnh tĩnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định".
Không phải cứ đi địa phương về là được đề bạt
Cử tri Đặng Tài Tính ở phường Cống Vị nêu chuyện quản lý, sắp xếp cán bộ. Ông phản ánh, có trường hợp cán bộ vừa nhận nhiệm vụ ở địa phương "chưa ấm chỗ" lại rút ngay về trung ương.
Cử tri Đặng Tài Tính
Ông khẳng định cử tri không chấp nhận được nếu có cán bộ nói yêu nước nhưng vì lợi ích cá nhân mà tham nhũng, lợi ích nhóm và một bộ phận như vậy làm mất lòng tin trong nhân dân, ảnh hưởng uy tín của Đảng. Như trường hợp một số cán bộ đã nghỉ hưu gần đây bị báo chí phanh phui có nhiều tài sản đất đai.
Trả lời cử tri, Tổng bí thư khẳng định công tác cán bộ là công việc gốc của Đảng bởi cán bộ quyết đinh tất cả... Việc luân chuyển xuống địa phương, đảo cán bộ đi khắp nơi là một quá trình rèn luyện, thử thách, và cũng để vừa chống cục bộ địa phương chủ nghĩa. Như kinh nghiệm của TQ làm rất tốt.
"Các chức danh chủ chốt cũng là đưa người nơi khác đến, đương nhiên có cả người địa phương, nhưng đi về có quy định, chứ không xuống được một thời gian lại rút lên, thế thì chuồn chuồn đạp nước, cốt lấy cái mác đi thực tế về. Chúng ta quy định đi tối thiểu 3 năm, không phải cứ đi về là để đề bạt lên đâu. Đi làm có tốt hay không, đây là quá trình thử thách..." - Tổng bí thư cho biết, nhấn mạnh việc luân chuyển để đào tạo cán bộ toàn diện, biết nhiều việc.
Kinh tế biển chiến lược
Cử tri Phạm Văn Tá ở phường Yên Phụ dành những phát biểu trăn trở kiến nghị Đại hội Đảng 12 sẽ bàn xây dựng kinh tế biển vững mạnh kết hợp với an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền đất nước.
Cử tri Phạm Văn Tá
Ông Tá cho rằng với bờ biển dài 3620 km, dân số vùng biển 19,2 triệu ở 28 tỉnh, thành, nền kinh tế biển gắn với nhiệm vụ an ninh quốc phòng phải được nâng cấp lên một mức, xứng tầm. Để làm được, buộc phải có chương trình tổng thể, đào tạo từ nhân lực kinh tế biển, các sĩ quan biển, thuyền viên, đóng tàu....
Tổng bí thư khẳng định kinh tế biển kết hợp quốc phòng an ninh bảo vệ biên giới chủ quyền quốc gia là vấn đề chiến lược và không phải bây giờ mới đặt ra.
"TƯ đã thấy rất sớm, cách đây hơn chục năm TƯ đã ra nghị quyết về kinh tếbiển, đã có chiến lược tổng thể, vừa qua đầu tư phát triển mạnh kết hợp chủ quyền quốc gia".
Tổng bí thư cũng lưu ý nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia là quan trọng. Như trong vụ việc giàn khoan của TQ hạ đặt trái phép trong vùng biển chủ quyền của VN, VN đã đấu tranh bằng các biện pháp chính trị, ngoại giao, dựa trên luật pháp quốc tế, kết hợp nhiều biện pháp để TQ phải rút giàn khoan, đưa quan hệ trở lại hòa dịu.
Tổng bí thư khẳng định phải tranh thủ môi trường hòa bình để xây dựng phát triển kinh tế, phát triển đất nước.
Xuân Linh - Ảnh: Minh Thăng
- Tổng bí thư nói với cử tri sáng nay chống tham nhũng đòi hỏi khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Phải giữ ổn định để đất nước phát triển, rối loạn sẽ rất nguy hiểm.
Giống mọi kỳ tiếp xúc cử tri Hà Nội, trong buổi tiếp xúc trước kỳ họp QH sáng nay, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại nhận được nhiều kiến nghị liên quan chống tham nhũng, tiêu cực. Không phải xới tung lên, gây mất niềm tin, nghi kỵ
Cử tri Nguyễn Hồng Toán - Chủ tịch Hội luật gia quận Tây Hồ bày tỏ niềm phấn khởi trước nỗ lực diệt tham nhũng của Đảng, Nhà nước nhìn từ hàng loạt đại án gần đây. "Cử tri rất cảm ơn Đảng, Nhà nước đã xử lý những cán bộ biến chất lấy tiền của Nhà nước phục vụ cá nhân".
Cử tri Nguyễn Phú Nho ở phường Vĩnh Phúc có một bài phát biểu dài mà ông nhấn mạnh khi mở đầu: "Cử tri rất đau xót với lãng phí". Đau xót lắm vì trong lúc nhân dân còn đang khổ, trong lúc quốc gia đang đi vay tiền để trả nợ thì lãng phí rất lớn. "Lớn không biết bao nhiêu tỉ đồng, từ làm đường, chợ, mua sắm ô tô, nhiều cử tri nói kể cả hội nghị mừng công, hoa đầy rẫy. Nếu bớt đi cho người nghèo thì đỡ hơn".
Ông Nho nói, trong nhiều nguyên nhân có trách nhiệm của cán bộ quản lý, từ năng lực trình độ, lợi ích nhóm, có cả một số vấn đề cơ chế chính sách chưa phù hợp.... "Trong lãng phí, toàn nói chúng ta, chứ ít nói đến tôi, phải truy trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, phê duyệt, xử lý nghiêm minh".
Đáp lại mong mỏi của cử tri, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói những bức xúc này là đúng. Trong bối cảnh TQ đang quyết liệt chống tham nhũng, ta thì sao? Tổng bí thư khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước là kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, hư hỏng trong nội bộ.
"Không phải chỉ sợ mất lòng tin của dân như chúng ta nói là mất tất cả đã đành, mà làm hại cho ngay nền kinh tế, chính trị của chúng ta. Dân không đồng tình, Đảng cũng không đồng tình. Lãnh đạo Đảng nhiều lần nói không ai bật đèn xanh dung túng cho hành động tham nhũng, lãng phí" - Tổng bí thư phát biểu.
Tuy nhiên, công cuộc chống tham nhũng được lãnh đạo Đảng khẳng định "phức tạp và quá khó", có nhiều việc muốn mà chưa làm ngay được.
Ngoài việc xây dựng cơ chế, chính sách pháp luật ngừa tham nhũng, kiên quyết đấu tranh phát hiện ra tham nhũng, Tổng bí thư cũng nêu những khó khăn, thử thách trong xử lý nghiêm minh.
"Phát hiện đã khó nhưng xử lý phải nghiêm. Ta muốn xử lý nhanh nhưng bao nhiêu công đoạn, một vụ án chằng chịt bao nhiêu mối quan hệ, giám định kê khai có đúng không, giám định người khai có đúng không... rất phức tạp. Chưa kể nhiều lần nói đây là vấn đề lợi ích, cấu kết, móc ngoặc với nhau, lợi ích nhóm, ông mất chân giò, bà thò chai rượu... những quan hệ lằng nhằng với nhau".
Tổng bí thư cũng cho rằng, xử lý trước mắt phải nghĩ lâu dài, giữ cho được ổn định để đất nước phát triển. Không phải xới tung lên tất cả, gây mất niềm tin, nghi kỵ lẫn nhau, rối loạn sẽ rất nguy hiểm.
"Phải bình tĩnh tĩnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định".
Không phải cứ đi địa phương về là được đề bạt
Cử tri Đặng Tài Tính ở phường Cống Vị nêu chuyện quản lý, sắp xếp cán bộ. Ông phản ánh, có trường hợp cán bộ vừa nhận nhiệm vụ ở địa phương "chưa ấm chỗ" lại rút ngay về trung ương.
Ông khẳng định cử tri không chấp nhận được nếu có cán bộ nói yêu nước nhưng vì lợi ích cá nhân mà tham nhũng, lợi ích nhóm và một bộ phận như vậy làm mất lòng tin trong nhân dân, ảnh hưởng uy tín của Đảng. Như trường hợp một số cán bộ đã nghỉ hưu gần đây bị báo chí phanh phui có nhiều tài sản đất đai.
Trả lời cử tri, Tổng bí thư khẳng định công tác cán bộ là công việc gốc của Đảng bởi cán bộ quyết đinh tất cả... Việc luân chuyển xuống địa phương, đảo cán bộ đi khắp nơi là một quá trình rèn luyện, thử thách, và cũng để vừa chống cục bộ địa phương chủ nghĩa. Như kinh nghiệm của TQ làm rất tốt.
"Các chức danh chủ chốt cũng là đưa người nơi khác đến, đương nhiên có cả người địa phương, nhưng đi về có quy định, chứ không xuống được một thời gian lại rút lên, thế thì chuồn chuồn đạp nước, cốt lấy cái mác đi thực tế về. Chúng ta quy định đi tối thiểu 3 năm, không phải cứ đi về là để đề bạt lên đâu. Đi làm có tốt hay không, đây là quá trình thử thách..." - Tổng bí thư cho biết, nhấn mạnh việc luân chuyển để đào tạo cán bộ toàn diện, biết nhiều việc.
Kinh tế biển chiến lược
Cử tri Phạm Văn Tá ở phường Yên Phụ dành những phát biểu trăn trở kiến nghị Đại hội Đảng 12 sẽ bàn xây dựng kinh tế biển vững mạnh kết hợp với an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền đất nước.
Ông Tá cho rằng với bờ biển dài 3620 km, dân số vùng biển 19,2 triệu ở 28 tỉnh, thành, nền kinh tế biển gắn với nhiệm vụ an ninh quốc phòng phải được nâng cấp lên một mức, xứng tầm. Để làm được, buộc phải có chương trình tổng thể, đào tạo từ nhân lực kinh tế biển, các sĩ quan biển, thuyền viên, đóng tàu....
Tổng bí thư khẳng định kinh tế biển kết hợp quốc phòng an ninh bảo vệ biên giới chủ quyền quốc gia là vấn đề chiến lược và không phải bây giờ mới đặt ra.
"TƯ đã thấy rất sớm, cách đây hơn chục năm TƯ đã ra nghị quyết về kinh tếbiển, đã có chiến lược tổng thể, vừa qua đầu tư phát triển mạnh kết hợp chủ quyền quốc gia".
Tổng bí thư cũng lưu ý nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia là quan trọng. Như trong vụ việc giàn khoan của TQ hạ đặt trái phép trong vùng biển chủ quyền của VN, VN đã đấu tranh bằng các biện pháp chính trị, ngoại giao, dựa trên luật pháp quốc tế, kết hợp nhiều biện pháp để TQ phải rút giàn khoan, đưa quan hệ trở lại hòa dịu.
Tổng bí thư khẳng định phải tranh thủ môi trường hòa bình để xây dựng phát triển kinh tế, phát triển đất nước.
Xuân Linh - Ảnh: Minh Thăng
Cử tri Nguyễn Hồng Toán - Chủ tịch Hội luật gia quận Tây Hồ bày tỏ niềm phấn khởi trước nỗ lực diệt tham nhũng của Đảng, Nhà nước nhìn từ hàng loạt đại án gần đây. "Cử tri rất cảm ơn Đảng, Nhà nước đã xử lý những cán bộ biến chất lấy tiền của Nhà nước phục vụ cá nhân".
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Xử lý trước mắt phải nghĩ lâu dài |
Cử tri Nguyễn Phú Nho: Rất đau xót với lãng phí |
Đáp lại mong mỏi của cử tri, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói những bức xúc này là đúng. Trong bối cảnh TQ đang quyết liệt chống tham nhũng, ta thì sao? Tổng bí thư khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước là kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, hư hỏng trong nội bộ.
"Không phải chỉ sợ mất lòng tin của dân như chúng ta nói là mất tất cả đã đành, mà làm hại cho ngay nền kinh tế, chính trị của chúng ta. Dân không đồng tình, Đảng cũng không đồng tình. Lãnh đạo Đảng nhiều lần nói không ai bật đèn xanh dung túng cho hành động tham nhũng, lãng phí" - Tổng bí thư phát biểu.
Tuy nhiên, công cuộc chống tham nhũng được lãnh đạo Đảng khẳng định "phức tạp và quá khó", có nhiều việc muốn mà chưa làm ngay được.
Ngoài việc xây dựng cơ chế, chính sách pháp luật ngừa tham nhũng, kiên quyết đấu tranh phát hiện ra tham nhũng, Tổng bí thư cũng nêu những khó khăn, thử thách trong xử lý nghiêm minh.
"Phát hiện đã khó nhưng xử lý phải nghiêm. Ta muốn xử lý nhanh nhưng bao nhiêu công đoạn, một vụ án chằng chịt bao nhiêu mối quan hệ, giám định kê khai có đúng không, giám định người khai có đúng không... rất phức tạp. Chưa kể nhiều lần nói đây là vấn đề lợi ích, cấu kết, móc ngoặc với nhau, lợi ích nhóm, ông mất chân giò, bà thò chai rượu... những quan hệ lằng nhằng với nhau".
Tổng bí thư cũng cho rằng, xử lý trước mắt phải nghĩ lâu dài, giữ cho được ổn định để đất nước phát triển. Không phải xới tung lên tất cả, gây mất niềm tin, nghi kỵ lẫn nhau, rối loạn sẽ rất nguy hiểm.
"Phải bình tĩnh tĩnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định".
Không phải cứ đi địa phương về là được đề bạt
Cử tri Đặng Tài Tính ở phường Cống Vị nêu chuyện quản lý, sắp xếp cán bộ. Ông phản ánh, có trường hợp cán bộ vừa nhận nhiệm vụ ở địa phương "chưa ấm chỗ" lại rút ngay về trung ương.
Cử tri Đặng Tài Tính |
Trả lời cử tri, Tổng bí thư khẳng định công tác cán bộ là công việc gốc của Đảng bởi cán bộ quyết đinh tất cả... Việc luân chuyển xuống địa phương, đảo cán bộ đi khắp nơi là một quá trình rèn luyện, thử thách, và cũng để vừa chống cục bộ địa phương chủ nghĩa. Như kinh nghiệm của TQ làm rất tốt.
"Các chức danh chủ chốt cũng là đưa người nơi khác đến, đương nhiên có cả người địa phương, nhưng đi về có quy định, chứ không xuống được một thời gian lại rút lên, thế thì chuồn chuồn đạp nước, cốt lấy cái mác đi thực tế về. Chúng ta quy định đi tối thiểu 3 năm, không phải cứ đi về là để đề bạt lên đâu. Đi làm có tốt hay không, đây là quá trình thử thách..." - Tổng bí thư cho biết, nhấn mạnh việc luân chuyển để đào tạo cán bộ toàn diện, biết nhiều việc.
Kinh tế biển chiến lược
Cử tri Phạm Văn Tá ở phường Yên Phụ dành những phát biểu trăn trở kiến nghị Đại hội Đảng 12 sẽ bàn xây dựng kinh tế biển vững mạnh kết hợp với an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền đất nước.
Cử tri Phạm Văn Tá |
Tổng bí thư khẳng định kinh tế biển kết hợp quốc phòng an ninh bảo vệ biên giới chủ quyền quốc gia là vấn đề chiến lược và không phải bây giờ mới đặt ra.
"TƯ đã thấy rất sớm, cách đây hơn chục năm TƯ đã ra nghị quyết về kinh tếbiển, đã có chiến lược tổng thể, vừa qua đầu tư phát triển mạnh kết hợp chủ quyền quốc gia".
Tổng bí thư cũng lưu ý nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia là quan trọng. Như trong vụ việc giàn khoan của TQ hạ đặt trái phép trong vùng biển chủ quyền của VN, VN đã đấu tranh bằng các biện pháp chính trị, ngoại giao, dựa trên luật pháp quốc tế, kết hợp nhiều biện pháp để TQ phải rút giàn khoan, đưa quan hệ trở lại hòa dịu.
Tổng bí thư khẳng định phải tranh thủ môi trường hòa bình để xây dựng phát triển kinh tế, phát triển đất nước.
Xuân Linh - Ảnh: Minh Thăng
Phương Dung (tổng hợp
Theo Phương Ánh
Lao Động
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét