Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Luận về ném chuột...

Kính báo cùng bạn đọc

.
Hiện nay các trang mạng của Lê Khả Sỹ hoạt động bình thường:
http://lekhasy.vnweblogs.com
http://holam.vnweblogs.com
http://lekhasy2010.blogspot.com  (giao diện màu xanh)
http://lekhasy2015.blogspot.com  mới lập thêm  (giao diện màu da cam)
   Kính mời quý bạn đọc ghé thăm, trao đổi.                                                                                                      
                                                                                            Lê Khả Sỹ. đt: 01656538236-
                                                                                -----------------*------------------

Ném chuột tránh vỡ bình !
.
alt
.
Chơi thơ trào phúng thời nay
Khác chi “gắp lửa bỏ tay” - chính mình 
.
Đúng như thế ! Người xưa cảnh báo ném chuột tránh vỡ bình ! Và, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhắc lại trong một cuộc tiếp xúc với cử tri, khi nói về chống tham nhũng. Từ đó suy ra, ngày trước, nhà thơ trào phúng Tú Mỡ tung bút trên địa hạt này không khó. Bởi một bên là địch, một bên là ta, hai chiến tuyến rõ ràng, “ném chuột chẳng sợ vỡ bình”. Tay trái ông vén quần lên, tay phải ông viết, đả kích càng mạnh, xỉa xói càng sâu cay thì bên ta càng hoan hô, khích lệ. Còn bây giờ, Không ít quan nha mang tiếng “vô sản” làm cách mạng nhưng tư bản phải gọi bằng cụ về khối tài sản và thực dân phải gọi bằng thầy về mưu kế gian manh bóc lột sức lao động của người làm thuê ! Ở họ, một con người - hai ý thức với hai quan điểm, một cái đầu - hai bộ mặt…Khen ngợi cán bộ lãnh đạo cũng có họ trong đó, phê phán bọn tham nhũng cường quyền cũng có họ trong đó, Bọn người ấy vừa là “chuột” vừa là “bình” (!) Trước thực trạng như rứa, đố ai ném chuột mà tránh được bình, bởi đương nhiên ném trúng chuột là trúng bình tránh cho bình khỏi vỡ cũng đồng nghĩa để cho chuột sống !
.
Văn học trào phúng nói chung và thơ trào phúng nói riêng, chức năng của nó không phải ngợi khen tán tụng, mà phê phán các thói hư tật xấu, các biểu hiện xâm hại đến lợi ích cộng đồng với mục đích đánh cái xấu để xây cái đẹp. Như vậy, chẳng thể nào tránh được sự hằn học, định kiến của tầng lớp quan nha vừa là “bình” vừa là “chuột” ! Mà thói đời thì ai cũng thích khen, chẳng ai thích chê, ấy là nguyên nhân gây hậu họa cho những tay bút dám “liều mình” trên địa hạt văn học trào phúng !
Xin dẫn vài bài thuộc thể thơ này đã công bố (vào những năm đầu đổi mới, còn bây giờ thì chỉ có vứt sọt rác) dù không đè mặt chỉ trán, phê phán tình trạng chung cũng gây khó chịu cho các quan nha vì họ có tật luôn giật mình:
.
Nói thì nói đến là dai
Vừa nhạt vừa dài, đại khái chung chung
Ăn thì ăn đến là hung
Như thể thần trùng, bọ xít, rầy nâu
Trụ thì trụ đến là lâu
Trọc hếu cả đầu chẳng chịu về cho
Về thì việc nước ai lo
Liên hoan xe đón xe đưa ai mời .
                                     Yên Thao
.
CON LẬT ĐẬT
 lat-dat-Nga-hinh-thu-so-3

Ai sinh ra mi ?
Đặt cho mi cái tên  Lật đật ?
Nghe cũng hay, cứ như là thật
Tưởng mi vất vả vì đời
chẳng bao giờ mi được thảnh thơi
dậy sớm thức khuya, chịu thương chịu khó
Tưởng như mi chỉ lo cho thiên hạ
còn bản thân, dễ dãi quên mình
Chắc người ta muốn hậu thế lưu danh
nên đặt cho mi cái tên Lật đật ?!

.
Ta không tin, phải nhìn cho tận mắt
thực hư bụng dạ ra sao ?
Thì ra, giữa đám trẻ con lố nhố ồn ào
mi chỉ là hình người làm bằng nhựa !
Cũng mặt mũi phương phi
                         cũng rộng mồm to cổ
trông qua có vẻ hiền từ
Nổi bật nhất là cái bụng thật to
Với hình khối:
                   trung đa, thượng hạ thiểu
Có lẽ đứa làm khuôn
                     sợ ngật ngà ngật nghểu
nên để cho mi chỉ có biết ngồi
Mi lắc lư theo sự điều khiển bên ngoài
Mi gật gật theo tay người đẩy
Có điều khác hơn, mi biết lắp đi lắp lại
cái động tác lắc lư
              thành quán tính dễ mê người
Mi có đầu nhưng chỉ vỏ thôi
còn bên trong rỗng tuếch
Chút đỏ chút vàng bôi màu bôi sắc
chỉ để lừa thị hiếu trẻ con

.
Căn cứ vào đâu mà họ khéo mồm
đặt tên cho mi là con Lật đật ?
Trong tủ kính, cả ngày mi ngồi mát
Mi biết chi biến động ngoài đời
Nóng, lạnh, đói, no...mi cũng chỉ cười
Tám tiết bốn mùa, mi đều khoái trá

< Dân đói khổ ở đâu ?
Như những quan nha ngoác mồm ra rả
"Vì dân, phục vụ quên mình"
Nhưng giương mắt nhìn dân nghèo khổ
Vẫn tự hào "hạnh phúc quang vinh".
Ta đặt lại tên mi là con Nhàn hạ
Để cho đời biết đã dại, ngộ tin !

.
1987 (có chỉnh sửa)
Lê Khả Sỹ
.
Trở lại với 5 từ ném chuột tránh vỡ bình, nghĩ cũng hay. Sao người ta không cảnh báo: ném trâu tránh nát ruộng ngô, ném vịt tránh chết tôm cá, ném gà tránh rách nong nia…? Thì ra, với cái lẽ hiển nhiên không khó hiểu: trâu vào ruộng ngô, vịt xuống ao cá, gà vào nong thóc là giữa thanh thiên bạch nhật, không cảnh báo thì cũng có nhiều người nhìn thấy, xua đuổi. Còn chuột chui rúc, chen vào giữa những cái bình là chốn ngóc ngách khuất tất dễ bề lẩn trốn và bình để trên bàn thờ là nơi cúng tế, ít ra cũng nhiễm mùi thức ăn quyến rủ (!) Chuột dựa vào bình mà sống, bình nhờ có chuột chở che  bởi ý thức con người sợ vỡ những cái bình trên bàn thờ tôn nghiêm, nên không dám ném chuột. Chuyện giản đơn nhưng đầy thâm ý !
.
Thực tế trò đời chẳng khác chút mô, câu cảnh báo không bao giờ vô ích. Việc chống tham nhũng thời nay, xã hội nói chung và giới viết lách, nhất là những tay bút trong làng thơ văn trào phúng phải nhập tâm nhớ lấy, nếu sơ suất là “gắp lửa bỏ chính tay mình !

28-7-201

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét