Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016

Đều mâu thuẫn, bất minh !

Ai nói đúng sự thật
sự việc đã diễn ra
Hay lại úm ba la
“Trâu lấm vẩy càn”, bí nói liều nhếu nháo ?

Chỉ trừ mấy anh nhà báo
Phỏng vấn – trả lời chắc đúng ghi âm
Còn lại là cái phần
Bộ Kế hoạch – đầu tư và Thanh tra Chính phủ
Xem chi tiết 2 bài dưới đây thĩ rõ
Các quan đều mâu thuẫn, bất minh
Câu dưới đéo mẹ câu trên*
Chối tội nhưng không đưa ra bằng chứng**
Dại lẫn khôn, ấp a ấp úng
Sợ “rút dây động rừng” thì toi
Bởi thượng cấp về rồi, nhưng còn cắm chân tay
Ở lại nắm quyền sinh quyền sát

Những tay có quyền phán quyết
Cũng há miệng mắc quai
Khác chi đá bóng chẳng có trọng tài
Đất nước ơi, chưa bao giờ như rứa !
Lộn xộn hơn là cái chợ
đã về chiều, ruồi nhặng tự do…

31-7-2016
Lê Khả Sỹ
-------------------------
* Giải trình của Ngô Văn Khánh trong cuộc họp báo (phần A dưới, công bố trước)
** Bộ Kế hoạch - đầu tư chối tội (phần B trên, công bố sau)

------Mời các bạn xem hai cách giải trình đổ vấy dưới đây------
B
12:40 ngày 31 tháng 07 năm 2016

Bộ KH&ĐT khẳng định:

Hà Tĩnh vượt quyền Chính phủ cấp phép 70 năm cho Formosa

TPO - Ngày 31/7, trao đổi với Tiền Phong, đại diện Bộ KH&ĐT khẳng định, việc UBND tỉnh Hà Tĩnh ký cho Formosa thuê đất 70 năm là trái quy định và vượt thẩm quyền.
Theo đó, thời điểm cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Formosa (tháng 6/2008) đã phân cấp xuống địa phương, tuân theo quy định của Luật Đầu tư năm 2005. Điều 52 Luật Đầu tư năm 2005 nêu rõ: Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu hoạt động dự án và không quá 50 năm; trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không quá 70 năm. Tuy nhiên, Ban Quản lý Khu kinh tế Vũng Áng ký hợp đồng thuê đất ngày 6/2/2009 với Cty Formosa với thời hạn thuê đất là 70 năm và trả tiền thuê đất một lần.
Như vậy là trái quy định và vượt thẩm quyền. Vì vậy, cần xem xét lại toàn bộ hồ sơ quy trình cấp phép cho Formosa và trách nhiệm của UBND tỉnh Hà Tĩnh.
===========================
A

 

Dân trí Ông Ngô Văn Khánh - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ - khẳng định tỉnh Hà Tĩnh chưa nghiêm túc trong việc xem xét xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc cấp phép đầu tư cho Formosa 70 năm, trái quy định của Luật Đầu tư.

 >> Phải làm rõ việc cấp phép đầu tư cho Formosa lên tới 70 năm

 

 

Ông Ngô Văn Khánh - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ chủ trì cuộc họp báo (Ảnh: Thế Kha)


…Tại cuộc họp báo thường kỳ của Thanh tra Chính phủ sáng nay 22/7, phóng viên các báo liên tiếp đặt ra các câu hỏi xung quanh trách nhiệm của những tập thể, cá nhân liên quan đến việc cho Formosa thuê đất đầu tư 70 năm trái quy định của Luật Đầu tư và đã được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ trong kết luận ban hành năm 2014; trách nhiệm của ông Võ Kim Cự - nguyên Chủ tịch, Bí thư tỉnh Hà Tĩnh trong sự việc này như thế nào?
Ông Ngô Văn Khánh - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ - cho biết cơ quan này đã tiến hành thanh tra quản lý đất đai và một số dự án tại tỉnh Hà Tĩnh vào năm 2012; đến năm 2014 đã thông báo công khai kết luận này.
Trách nhiệm cá nhân gắn với việc quyết định cấp phép 70 năm, câu hỏi của các nhà báo đã rất rõ rồi. Kiến nghị của Thanh tra Chính phủ đã nói rõ là giao Bộ Kế hoạch Đầu tư trên cơ sở quy định pháp luật, thực tiễn ở Hà Tĩnh kiến nghị Thủ tướng giải pháp này. Thủ tướng đã đồng ý với kiến nghị của Bộ Kế hoạch Đầu tư là giữ 70 năm nhưng kết luận của Thanh tra Chính phủ thời điểm đó đã khẳng định Hà Tĩnh làm như thế là chưa đúng pháp luật…

Về thông tin này, ông Võ Kim Cự nêu rõ: "Không, Thủ tướng kết luận rồi, đồng chí xem lại hồ sơ, Thủ tướng có văn bản kết luận rồi. Đúng thôi. Trước đây, Thanh tra làm 2 - 3 đợt".Ông Cự cũng cho biết đang bận họp nên không thể trả lời thêm các thông tin có liên quan.
Trước đó, tại buổi công bố kết luận Thanh tra của Thanh tra Chính phủ về dự án Formosa, theo Thanh tra Chính phủ, căn cứ Điều 52, luật Đầu tư năm 2005, thời gian hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với yêu cầu hoạt động của dự án và không quá 50 năm.Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không được quá 70 năm. Đối chiếu với hồ sơ tại thời điểm thanh tra, theo Thanh tra Chính phủ, Chính phủ chưa có ý kiến cho phép thời hạn hoạt động của dự án trên 50 năm.
Đáng chú ý, đây là dự án FDI nằm trong khu vực khá nhạy cảm (cảng biển khu vực liên quan đến an ninh quốc phòng) nên cần phải được xác định rõ để tạo ra sự đồng thuận cũng như trong quá trình triển khai và quản lý hoạt động dự án sau đầu tư.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Võ Kim Cự, khi đó là Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, thừa nhận việc Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng cấp phép đầu tư với thời hạn 70 năm khi chưa được Chính phủ đồng ý là không phù hợp. UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản báo cáo giải trình Thủ tướng Chính phủ và Thanh tra Chính phủ.
"Sau khi xem xét báo cáo và giải trình của tỉnh Hà Tĩnh, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép tiếp tục giữ nguyên quy định thời hạn là 70 năm trong giấy chứng nhận đầu tư đã cấp cho dự án", ông Cự, khi đó là Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh nói.


Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

Đều đúng quy trình…
vì được ăn cả rồi

Bổ nhiệm Dương Chí Dũng, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng cả quyết “đúng quy trình”. Khen thưởng tặng danh hiệu “anh hùng LLVT” cho Hồ Xuân Mãn, cũng đúng quy trình. Năm bảy cấp lãnh đạo chỉ đạo, giới thiệu, tuyên truyền, hiệp thương bầu đại biểu Quốc hội cũng khẳng định là đúng, là sáng suốt nhưng rốt cuộc đại biểu mất dạy phải đuổi ra khỏi Quốc hội…Có riêng gì tặng thưởng Huân chương Lao động và danh hiệu Anh hùng lao động cho Tổng Cty cổ phần Xây lắp dầu khí VN “là đúng quy định, quy trình và thỏa đáng” !!! Không đúng thì làm sao họ được gọi là đại thần, là lãnh đạo và ung dung ăn trên ngồi trốc ? Nhìn lại những nụ cười sặc sỡ “tự hào vinh dự”, giỏi cách kiếm phong bao và tài lừa bịp công chúng của họ mà rợn cả người !
Còn tình trạng duyệt ký đề bạt, bổ nhiệm cấp dưới là cách bòn vét đại trà “chuyến tàu cuối đời cách miệng” của các Thủ trưởng thì chẳng riêng gì tên đại thần Tổng Thanh tra Nhà nước Huỳnh Phong Tranh, tuy mặt chúng không giống nhau nhưng tâm địa đen xì và mánh khóe mưu mô đều giống nhau như đúc !

Dương Chí Dũng sau đó bị kết án tử hình

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng danh hiệu “Anh hùng LLVT” cho Hồ Xuân Mãn, Ủy viên TW đảng, 
Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, sau phải thu hồi

Đại biểu “cuốc hội” Đặng Thị Hoàng Yến từng đứng song đôi với Chủ tịch nước (trên) và đại biểu “cuốc hội” Châu Thị Thu Nga (dưới), 
cả hai đều phải đuổi ra khỏi Quốc hội

TPO - Cùng với việc khẳng định trước khi rời nhiệm sở, nguyên Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh đã ký quyết định bổ nhiệm 35 cán bộ... là đúng quy trình, ông Hoàng Thái Dương - Vụ trưởng vụ Tổ chức cán bộ còn cho biết, hiện cơ quan này vẫn "khuyết người" ở 42 vị trí.

Thứ Ba, 19/07/2016 - 13:40

Vụ ông Trịnh Xuân Thanh: Ban Thi đua - Khen thưởng lên tiếng việc khen thưởng PVC

Dân trí Trả lời PV Dân trí sáng nay 19/7, Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Trần Thị Hà khẳng định, việc đề xuất tặng thưởng Huân chương lao động và phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) là đúng quy định, quy trình đầy đủ và “thoả đáng”.


Sau khi gây thua lỗ lớn
Trịnh Xuân Thanh được luân chuyển về bộ Công thương


Trịnh Xuân Thanh nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Sau

Trần Thị Hà, Thứ trưởng bộ Nội vụ, Trưởng ban Thi đua khen thưởng Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho PVC

Tổng Cty cổ phần xây lắp dầu khí VN (PVC) nhận Huân chương Lao động hạng nhất

Xin tập cách nói của Cụ Nguyễn Du:
Trăm năm trong đám quan nha
Mười phần, tính nhẩm chia ra thế này:
4 phần ngợm, 4 phần người
Còn 2 phần nữa là nòi bọ hung !

23-7-2016

Lê Khả Sỹ

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

Đăng lại theo yêu cầu bạn đọc

TỰ BẠCH

“Thơ con cóc” em, là chữ nghĩa chắp vần
Sự thật hóa thơ không hề bịa đặt
Hinh tượng hóa chẳng cần chắt lọc
Nó giống cái gì, ví với cái đó y xì
Tuy nhiên, cũng có đôi khi
Tập các chị các anh nói như người lớn
Cái L gọi nó là “bướm”
Cái C gọi nó là “chim”
Bị mắc lừa thì nói ngộ tin
Cán bộ cấp trên gọi là lãnh đạo (!)

Ngôn ngữ dùng, thật chen với ảo
Nhiều bậc nhiều cung
Nặng, nhẹ, tục, thanh, bóng gió, nổi khùng
Không tiết kiệm chút mô những lời bốp chát…
Tùy ngữ cảnh, nội dung mà sắp đặt
Dân lành khác vua quan, yêu quý khác hận thù
Ngôn ngữ tục tằn để “thưa chuyện” với đứa ngu
Lời lẽ văn hoa dành cho người lịch thiệp

Không a dua  yêu đặt điều thành ghét
Chẳng xu thời  ghét tô vẽ thành yêu
Ít nói ít, nhiều nói nhiều
Trắng đen rõ ràng minh bạch !

Tâm niệm một đời cầm bút
Viết cho vui và viết vì đời
Đảng phái mặc ai, tôn giáo kệ người
Em như bạch tuộc không đuôi, như diều không gió
Bông lông văn chương thơ phú
“Con cóc nhảy ra, con cóc nhảy vào”

Chẳng thấp hèn, cũng chẳng sang cao
Cứ lênh đênh ba chìm bảy nổi…

Giận thì chửi, “Ngứa mồm” thì nói
Thích thì vỗ bụng hoan hô
Nhỏ mặc nhỏ, to mặc to
Với em, chẳng khác chi “cá mè một lứa”

Chưa khái niệm thế nào là sợ
Dù Trời sinh nhút nhát non gan
Không bướng lắm, chỉ hơi gàn
Và “chọc tức” vua quan, vào hàng thượng đẳng (!)

Bởi thế mà thân gầy cổ ngẳng
Một đời khốn khổ đói meo
Nhưng tự hào chẳng ăn theo nói leo
Mỗi tội “ngu”: chưa biết cách uốn cong ngòi bút !


Hà Nội, 06-6-2013


TA TỰ TRÁCH TA

Ta tự trách ta chưa học làm thi sĩ
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây *
Bầu rượu túi thơ láng cháng ngất ngây
Cười với hoa và vờn với liễu
Khi "lướt ngang trời", khi lả lơi õng ẽo
Câu chữ nhẹ nhàng,
                       đắm đuối yêu thương

Ta trách ta cứ lủi thủi giữa đời thường
Vui niềm vui của cảnh người bình dị
Đau nỗi đau trước cường quyền áp chế
Trước rủi ro mất mát thảm sầu 
Con chữ quằn lên như con giun bị xéo
Trang viết trải lòng với những lo âu !

Ta trách ta không học làm thi sĩ
Thi sĩ để làm gì khi xa lánh nhân gian ?
Ngồi làm thơ trong chớp bể mưa ngàn
Lại hóa thơ nơi cung đình múa hát (!)
Không được,
        không thể nào chấp nhận được
Nếu thơ ta thoát khỏi đời thường
Thì thơ ơi !  Có cũng như không
Dẫu đang sống cũng như là đã chết !

05-11-2008
-------------------

* Ý thơ Sóng Hồng

Lê Khả Sỹ

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

Mối lo ngại đáng quan tâm !

Xem đoạn cuối bài viết dưới đây thì cán bộ ta được đi đào tạo ở nước ngoài không thể bị “mất tích”, mà là tự nguyện “mất tích” ! Thêm nữa để khẳng định trên ba chục cán bộ đi không ngoảnh cổ lại là  tự nguyện, bởi một người dân thường mất tích, Công an ta cũng thừa sức tìm ra, chưa nói đến số đông cán bộ cộng sản mất tích thì Interpol phải vào cuộc, chẳng khó khăn gì ! Số cán bộ được cử đi đào tạo ở nước ngoài đã tự nguyện đi không ngoảnh cổ lại là điều đáng lo ngại – mối lo ngại rất đáng quan tâm. Vì đây là những cán bộ cốt cán, có thể coi là lực lượng chủ chốt của cán bộ nguồn khi được biết quá trình chọn ứng viên và đưa đi đào tạo trải qua quá trình chặt chẽ, có sự phối hợp quản lý giữa Ban chủ nhiệm đề án Mekong 1.000 (trực thuộc Đại học Cần Thơ), Văn phòng 150 Cần Thơ (thuộc Sở nội vụ, TP Cần Thơ), gia đình các ứng viên và Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại. Có nghĩa, không còn nhầm lẫn gì về lý lịch, đích thực là những người đáng tin cậy và được ưu đãi chăm nuôi ! Nhưng ngược lại, họ không còn tin ở những người tin họ và không muốn hưởng thụ nên mới tự nguyện “vù” luôn như con chim được dịp sổ lồng. Những lý giải trên là tiếng tù và báo động cho những người “cầm cân nảy mực” của xã hội !

Chắc không riêng gì trường Đại học Cần Thơ lâm cảnh gọi là “hy hữu” trên đây, nhưng không phải là hy hữu ! Cũng không duy nhất cán bộ sở Ngoại vụ của tỉnh đi công tác nước ngoài trốn luôn không về ! Những ai có trách nhiệm suy nghĩ gì trước thực trạng đáng buồn này ? Cần thay đổi như thế nào để giữ được lòng tin ? Câu hỏi xin dành cho các vị lãnh đạo công việc chăm dân giữ nước ! Một điều nên nhớ: Khi con người đã mất lòng tin thì mất hết cả ! Mất mát lớn lao ấy, dù có truy thu được 10 tỷ đồng tiền đào tạo những người đi không trở lại như một cán bộ của trường Đại học Cần Thơ  quan tâm thì đó chỉ là chuyện thua được bé tẻo teo như trẻ con đánh đáo. Xin lỗi phép với các vị, nói nôm na theo câu dân gian chê hạng đàn bà tính quẩn: L. không tiếc, lại tiếc váy lĩnh (!) Và, có lẽ do ý thức, tư duy của những người lãnh đạo, quản lý như thế nên sự thể đã đảo ngược là “bỏ con cá rô, bắt con săn sắt” *, dẫn đến nông nỗi này ?!

Hà Nội, 10-7-2016
Lê Khả Sỹ
----------------
* Câu dân gian khuyên: Bỏ con săn sắt, bắt con cá rô !

Nhân đây, tôi nhớ lại bài Vịnh con chim cu ở lồng của Thi sĩ Kỳ Nam viết từ năm 1939 và cứ nghĩ, chẳng lẽ các cán bộ được cử đi đào tạo ở nước ngoài nói trên cũng giống chim cu ?

VỊNH CON CHIM CU Ở LỒNG

Gục gù cho lắm cũng như không
Ngán thấy chim cu phận ở lồng
Vỗ cánh muốn bay ngàn dặm thẳng
Vươn mình lại mắc mấy cây cong
Về nam, hớn hở vui đoàn nhạn
 Qua bắc nghênh ngang sướng lũ hồng
Gạo nước, đá toanh mồi quỷ quyệt
Tìm đường ra khỏi, mới thong dong !

----------Mời xem bài dưới----------
1.       Dân trí  ›  
2.       Xã hội  ›  
Thứ bảy, 09/07/2016 - 15:22
Cần Thơ:

Cán bộ đi nước ngoài đào tạo bị mất tích

Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP Cần Thơ, ông Nguyễn Duy Bình, vừa cho phóng viên Tiền Phong biết, một cán bộ được thành phố Cần Thơ cử đi đào tạo tại nước ngoài theo Chương trình 150 của thành phố mất tích nhiều năm nay.

 >> Cán bộ Sở Ngoại vụ trốn ở lại Mỹ: Tự ý xuất cảnh?
 >> Cán bộ Sở Ngoại vụ đi công tác nước ngoài trốn luôn không về


Nguyễn Thị Ngọc Anh nguyên là nhân viên Trường Đại học Cần Thơ.

Người được cho rằng mất tích là Nguyễn Thị Ngọc Anh (sinh năm 1984), thường trú tại 266, ấp C1, xã Thạnh Thắng, huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ), nguyên nhân viên Trường Đại học Cần Thơ.
Ông Nguyễn Văn Trúc-Phó Trưởng phòng Công chức - Viên chức, Sở Nội vụ TP Cần Thơ cho biết, Nguyễn Ngọc Anh được cử đi đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ công chúng tại Trường Đại học Sydney- Úc trong thời hạn 12 tháng, bắt đầu từ tháng 7/2008.
Dự kiến, sau khi đào tạo trở về, thành phố Cần Thơ sẽ bố trí Ngọc Anh vào một trong số các vị trí như chuyên viên phụ trách kinh tế đối ngoại, phụ trách trang web của thành phố, hoặc làm việc tại cơ quan thông tin và truyền thông.
Theo ông Trúc, việc mất liên lạc được xác định vào khi kết thúc khóa đào tạo tại Úc, tức vào tháng 7/2009. Ngay sau khi mất liên lạc, Ban chỉ đạo Chương trình, Công an và Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ đã phối hợp với Đại Sứ quán Việt Nam tại Úc để tìm kiếm nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin.
Các cơ quan chức năng cũng đã liên lạc với gia đình Ngọc Anh tại Vĩnh Thạnh nhưng không thành, do gia đình của Nguyễn Thị Ngọc Anh đã di chuyển khỏi địa phương kể trên từ lúc nào không rõ. Phóng viên Tiền Phong đã liên hệ với chính quyền địa phương nơi gia đình Ngọc Anh trước đây sinh sống để tìm hiểu tình hình nhưng chưa có câu trả lời.
“Việc mất liên lạc với một cán bộ được cử đi đào tạo ở nước ngoài là trường hợp hy hữu”- ông Trúc nói, đồng thời cho biết, quá trình chọn ứng viên và đưa đi đào tạo trải qua trình chặt chẽ, có sự phối hợp quản lý giữa Ban chủ nhiệm đề án Mekong 1.000 (trực thuộc Đại học Cần Thơ), Văn phòng 150 Cần Thơ (thuộc Sở nội vụ, TP Cần Thơ), gia đình các ứng viên và Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại. Ông Trúc cho biết thêm, các cơ quan chức năng đã dừng việc tìm kiếm Ngọc Anh từ nhiều năm nay, nhất là kể từ khi Chương trình 150 kết thúc vào năm 2013.
Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, PGS.TS Hà Thanh Toàn xác nhận với Tiền Phong, trường này hiện có trên 30 cán bộ được cử đi đào tạo nước ngoài nhưng không về nước hoặc không về trường công tác sau khi kết thúc chương trình đào tạo. Trưởng phòng Tài vụ Trường ĐH Cần Thơ, ông Nguyễn Văn Duyệt cho biết hiện đang rà soát để thu hồi cho ngân sách trên 10 tỷ đồng đối với trên 30 trường hợp không trở lại trường.
Theo Trường Ca
Tiền Phong

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016

Lê Khả Sỹ hiện đang sử dụng bốn trang mạng:
http://lekhasy.blogspot.com  (chủ lực)
    Mong được các bạn ghé thăm.
                 
----------------------------------------
Cười cho vui


Vụ cá chết trong biển 4 tỉnh miền trung, có bạn hỏi:
Sao không nghe Quốc hội lên tiếng ? Sỹ tôi ngọ nguậy
làm thơ cười, trả lời rằng:

Ảnh chụp tại hiện trường

Cá biển chết, nhưng người chưa chết
Là may rồi, dù cả nước lo
Quốc hội chúng ta còn cân nhắc đắn đo
Không phải cái gì cũng đi đầu đứng trước
Chẳng những bây giờ, từ lâu rồi, việc nước
Có Chính phủ đảm đương,
                          Quốc hội chỉ họp nghe (!)
Mỗi phiên họp 5 tuần, thấm thía gì
Thời  gian đâu mà bàn, mà tuyên với bố
Vụ cá chết chỉ là “chuyện nhỏ”
Biển đảo mất rồi, Quốc hội vẫn im ro
Bởi nghe danh, Tàu đã “cuống cuồng lo”
Phải mời Chủ tịch Hùng “thăm” và làm việc

Những công trình dân sự và quân sư TQ xây trên
quần đảo Hoàng Sa của VN


Nhớ khẩu ngữ “Mười sáu chữ vàng” và
phương châm “bốn tốt” nhé ! (Ảnh trên mạng)

Không nói làm đi sau, ăn đi trước
Như dân mình từng bóng gió mỉa mai
Mà những cái “đầu vĩ đại” khác người
Việc nước có dân lo, họ chỉ nghe để biết

5 năm một nhiệm kỳ, nghỉ hưu là hết
Ba dinh thự rồi, đủ tứ đại đồng đường
Khi nào chán Thủ đô, về quê sinh sống
Chẳng ai chuyển nhà ra giữa đại dương
Thì đảo mất hay còn không quan trọng
Tuyên bố làm chi để đồng chí mếch lòng !

Thiếu tướng Lê Mã Lương từng nói:
Quốc hội đang nợ dân nghị quyết về Biển Đông
Chúc bác sống thêm trăm năm mà chờ nhé
Chẳng khác gì chờ cá chạch mọc lông !

05-7-2016
Lê Khả Sỹ