Mối lo ngại đáng quan
tâm !
Xem đoạn cuối bài viết dưới đây thì cán bộ ta được đi
đào tạo ở nước ngoài không thể bị “mất tích”, mà là tự nguyện “mất tích” ! Thêm nữa để khẳng định trên ba chục cán bộ đi không ngoảnh cổ lại là tự nguyện, bởi một người dân
thường mất tích, Công an ta cũng thừa sức tìm ra, chưa nói đến số
đông cán bộ cộng sản mất tích thì Interpol phải vào cuộc, chẳng khó
khăn gì ! Số cán bộ được cử đi đào tạo ở nước ngoài đã tự nguyện đi không ngoảnh cổ lại
là điều đáng lo ngại – mối lo ngại rất đáng quan tâm. Vì đây là
những cán bộ cốt cán, có thể coi là lực lượng chủ chốt của cán
bộ nguồn khi được biết quá trình chọn ứng viên và đưa đi đào tạo
trải qua quá trình chặt chẽ, có sự phối hợp quản lý giữa Ban chủ nhiệm đề án
Mekong 1.000 (trực thuộc Đại học Cần Thơ), Văn phòng 150 Cần Thơ (thuộc Sở nội
vụ, TP Cần Thơ), gia đình các ứng viên và Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại. Có
nghĩa, không còn nhầm lẫn gì về lý lịch, đích thực là những người
đáng tin cậy và được ưu đãi chăm nuôi ! Nhưng ngược lại, họ
không còn tin ở những người tin họ và không muốn hưởng thụ nên mới tự nguyện “vù” luôn như
con chim được dịp sổ lồng. Những lý giải trên là tiếng tù và báo
động cho những người “cầm cân nảy mực” của xã hội !
Chắc không riêng gì trường Đại học Cần Thơ lâm cảnh gọi
là “hy hữu” trên đây, nhưng không phải là hy hữu ! Cũng không duy nhất
cán bộ sở Ngoại vụ của tỉnh đi công tác nước ngoài trốn luôn không
về ! Những ai có trách nhiệm suy nghĩ gì trước thực trạng đáng buồn
này ? Cần thay đổi như thế nào để giữ được lòng tin ? Câu hỏi xin
dành cho các vị lãnh đạo công việc chăm dân giữ nước ! Một điều nên
nhớ: Khi con người đã mất lòng tin thì mất hết cả ! Mất
mát lớn lao ấy, dù có truy thu được 10 tỷ đồng tiền đào tạo những
người đi không trở lại như một
cán bộ của trường Đại học Cần Thơ
quan tâm thì đó chỉ là chuyện thua được bé tẻo teo như trẻ con
đánh đáo. Xin lỗi phép với các vị, nói nôm na theo câu dân gian chê hạng
đàn bà tính quẩn: L. không tiếc, lại tiếc váy lĩnh (!) Và, có lẽ do ý
thức, tư duy của những người lãnh đạo, quản lý như thế nên sự thể
đã đảo ngược là “bỏ con cá rô, bắt con săn sắt” *, dẫn đến nông nỗi
này ?!
Hà Nội, 10-7-2016
Lê Khả Sỹ
----------------
* Câu dân gian khuyên: Bỏ con săn sắt,
bắt con cá rô !
Nhân đây, tôi nhớ lại bài Vịnh con chim cu ở lồng của Thi sĩ Kỳ Nam viết từ năm 1939 và cứ nghĩ, chẳng lẽ các cán bộ được cử đi đào tạo ở nước ngoài nói trên cũng giống chim cu ?
VỊNH CON CHIM CU Ở LỒNG
Gục gù cho lắm cũng như không
Ngán thấy chim cu phận ở lồng
Vỗ cánh muốn bay ngàn dặm thẳng
Vươn mình lại mắc mấy cây cong
Về nam, hớn hở vui đoàn nhạn
Qua bắc nghênh ngang sướng lũ hồng
Gạo nước, đá toanh mồi quỷ quyệt
Tìm đường ra khỏi, mới thong dong !
Nhân đây, tôi nhớ lại bài Vịnh con chim cu ở lồng của Thi sĩ Kỳ Nam viết từ năm 1939 và cứ nghĩ, chẳng lẽ các cán bộ được cử đi đào tạo ở nước ngoài nói trên cũng giống chim cu ?
VỊNH CON CHIM CU Ở LỒNG
Gục gù cho lắm cũng như không
Ngán thấy chim cu phận ở lồng
Vỗ cánh muốn bay ngàn dặm thẳng
Vươn mình lại mắc mấy cây cong
Về nam, hớn hở vui đoàn nhạn
Qua bắc nghênh ngang sướng lũ hồng
Gạo nước, đá toanh mồi quỷ quyệt
Tìm đường ra khỏi, mới thong dong !
----------Mời xem bài dưới----------
1. Dân trí ›
2. Xã hội ›
Thứ bảy, 09/07/2016 - 15:22
Cần Thơ:
Cán
bộ đi nước ngoài đào tạo bị mất tích
Phó Giám đốc
Sở Nội vụ TP Cần Thơ, ông Nguyễn Duy Bình, vừa cho phóng viên Tiền Phong biết,
một cán bộ được thành phố Cần Thơ cử đi đào tạo tại nước ngoài theo Chương
trình 150 của thành phố mất tích nhiều năm nay.
>> Cán
bộ Sở Ngoại vụ trốn ở lại Mỹ: Tự ý xuất cảnh?
>> Cán
bộ Sở Ngoại vụ đi công tác nước ngoài trốn luôn không về
Nguyễn
Thị Ngọc Anh nguyên là nhân viên Trường Đại học Cần Thơ.
Người được cho rằng mất tích là Nguyễn Thị Ngọc Anh (sinh năm 1984), thường trú tại 266, ấp C1, xã Thạnh Thắng, huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ), nguyên nhân viên Trường Đại học Cần Thơ.
Ông Nguyễn Văn Trúc-Phó Trưởng phòng Công chức - Viên
chức, Sở Nội vụ TP Cần Thơ cho biết, Nguyễn Ngọc Anh được cử đi đào tạo thạc sĩ
chuyên ngành Quan hệ công chúng tại Trường Đại học Sydney- Úc trong thời hạn 12
tháng, bắt đầu từ tháng 7/2008.
Dự kiến, sau khi đào tạo trở về, thành phố Cần Thơ sẽ bố
trí Ngọc Anh vào một trong số các vị trí như chuyên viên phụ trách kinh tế đối
ngoại, phụ trách trang web của thành phố, hoặc làm việc tại cơ quan thông tin
và truyền thông.
Theo ông Trúc, việc mất liên lạc được xác định vào khi
kết thúc khóa đào tạo tại Úc, tức vào tháng 7/2009. Ngay sau khi mất liên lạc,
Ban chỉ đạo Chương trình, Công an và Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ đã phối hợp
với Đại Sứ quán Việt Nam tại Úc để tìm kiếm nhưng đến nay vẫn chưa có thông
tin.
Các cơ quan chức năng cũng đã liên lạc với gia đình Ngọc
Anh tại Vĩnh Thạnh nhưng không thành, do gia đình của Nguyễn Thị Ngọc Anh đã di
chuyển khỏi địa phương kể trên từ lúc nào không rõ. Phóng viên Tiền Phong đã liên hệ với chính quyền
địa phương nơi gia đình Ngọc Anh trước đây sinh sống để tìm hiểu tình hình
nhưng chưa có câu trả lời.
“Việc mất liên lạc với một cán bộ được cử đi đào tạo ở
nước ngoài là trường hợp hy hữu”- ông Trúc nói, đồng thời cho biết, quá trình chọn ứng viên và đưa đi đào tạo
trải qua trình chặt chẽ, có sự phối hợp quản lý giữa Ban chủ nhiệm đề án Mekong
1.000 (trực thuộc Đại học Cần Thơ), Văn phòng 150 Cần Thơ (thuộc Sở nội vụ, TP
Cần Thơ), gia đình các ứng viên và Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại. Ông
Trúc cho biết thêm, các cơ quan chức năng đã dừng việc tìm kiếm Ngọc Anh từ
nhiều năm nay, nhất là kể từ khi Chương trình 150 kết thúc vào năm 2013.
Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, PGS.TS Hà Thanh Toàn xác
nhận với Tiền Phong, trường này hiện có trên 30 cán bộ được cử đi đào tạo nước
ngoài nhưng không về nước hoặc không về trường công tác sau khi kết thúc chương
trình đào tạo. Trưởng phòng Tài vụ Trường ĐH Cần Thơ, ông Nguyễn Văn Duyệt cho
biết hiện đang rà soát để thu hồi cho ngân sách trên 10 tỷ đồng đối với trên 30
trường hợp không trở lại trường.
Theo Trường Ca
Tiền Phong
Tiền Phong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét